DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhà chung cư phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc từ ngày 15/4/2018

Sau sự việc thương tâm xảy ra tại chung cư Carina Plaza (quận 8 - TP HCM), ngoài việc phải ý thức được tầm quan trọng trong việc phòng ngừa cháy nổ  tại các khu vực trường học, cơ quan, bến chợ, nhà máy, chung cư..., các chủ thể có liên quan từ cán bộ quản lý cho đến người dân cần phải biết thêm  những vấn đề pháp lý cần thiết tới vấn đề này, đáng chú ý là Nghị định 23/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/4/2018 quy định về việc toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

1. Những cơ sở nào phải đóng bảo hiểm ?

Khoản 1 điều 2 và khoản 1 điều 3 của nghị định 23/2018/NĐ-CP có quy định rõ Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật. Đáng chú ý, trong mục 9 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có quy định Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2. Mức phí bảo hiểm sẽ được xác định như thế nào?

Điều 7 của Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng thì mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân với tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại nghị định.

Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.

Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật. Điều này dựa trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

3. Bồi thường bảo hiểm ra sao ?

Tại điều 8 của nghị định quy định Số tiền bồi thường bảo hiểm với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm theo quy định. Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ các quy định dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy nổ.

Phía bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Tại điều này cũng quy định thêm về những giấy tờ cần phải có trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm.

4. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ được sử dụng với mục đích gì? 

Theo điều 10, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng như sau:

-  Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng, chữa cháy cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Tiên chi cho nội dung này không vượt quá 40% số tiền thực tế thu từ bảo hiểm.

- Hỗ trợ tuyên truyền, phố biến pháp luật, chi không vượt quá 30% số tiền bảo hiểm thu được.

- Hỗ trợ cảnh sát phòng cháy chữa cháy trong các hoạt động sau: Bồi dưỡng nghiệp vụ, điều tra nguyên nhân vụ cháy, kiểm tra an toàn phòng cháy… Tiền chi cho nội dung này không vượt quá 20 % số tiền bảo hiểm thu được.

- Hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chữa cháy. Tiền chi không vượt quá 10% số tiền bảo hiểm thu được.

Nghị định 23/2018 - NĐCP cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan có liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

 

  •  1933
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…