DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nguồn nguy hiểm cao độ

-Hôm nay, tôi được tiếp xúc với nhiều vấn đề mà các bạn đưa ra có liên quan tới nguồn nguy hiểm cao độ. Vì thế, tôi tạo chủ đề này để mọi người cùng thảo luận về quy định này bởi cũng không có hướng dẫn nhiều về nó. Thông thường, mọi người có hai cách tiếp cận với một quy định của pháp luật: đi từ lý luận đến luật thực định nghiên cứu thẳng luật thực định. Về mặt cá nhân, tôi nghiên cứu theo cách thứ nhất (cách mà tôi được học), bởi khi nắm được nội dung cốt lõi của nó, dù luật thực định có thay đổi như thế nào cũng sẽ không bị thụt lùi so với nó. Tôi đã gặp một trường hợp như thế, một thầy giáo dạy thay  tốt nghiệp trường Đại học X (không phải trường tôi học). Giảng viên này nắm rất rõ quy định của BLDS, rõ đến mức tôi cảm giác khi hỏi điều nào thì thầy có thể đọc rành mạch nội dung của nó. Vấn đề ở đây là thời điểm tiếp xúc với thầy, BLDS 2005 đã có hiệu lực từ lâu, trong khi những nội dung thầy trích dẫn là của BLDS 1995. Như vậy, mọi người có thể thấy giữa việc nghiên cứu bản chất của vấn đề sẽ có lợi hơn rất nhiều so với nghiên cứu cách nó được thể hiện, bởi dù cách thể hiện của nó có thay đổi ra sao đi nữa thì bản chất của nó sẽ dễ dàng thay đổi. Cũng vì lý do đó, chúng tôi không được dạy cách học thuộc lòng luật mà được dạy cách nghiên cứu bản chất những quy định của luật. Có lẽ hơi lan man, vì thế tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề.
[quote=Giáo trình Luật dân sự - Học viện tư pháp]"Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật do đặc tính của nó nên trong quá trình chiếm hữu, khai thác, quản lý,vận chuyển chúng luôn chứa đựng tiềm ẩn những nguy hiểm khách quan, dễ xảy ra thiệt hại ở mức độ lớn cho những người xung quanh"[/quote]
-Như vậy, có thể hiểu, tính chất nguy hiểm cao độ chủ yếu quyết định bởi bản chất hoặc đặc tính cấu tạo nên tài sản khiến chúng có thể gây nên những thiệt hại to lớn. Và theo quy định của BLDS 2005 cũng đã quy định về nó trong môt điều luật:
[quote=BLDS 2005]Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.[/quote]
-Có thể thấy luật quy định một cách khá chung chung và khi không liệt kê hết được thì "các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định" rải rác và cũng không đuợc hướng dẫn rõ ràng trong một văn bản nào.
-Lấy ví dụ, trong một vụ tai nạn giao thông, một chiếc xe ô tô cán chết người sẽ áp dụng quy định bồi thường thiệt hại theo quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường (người gây thiệt hại có lỗi trực tiếp) hay bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (không có lỗi cũng phải bồi thường)? Trong trường hợp, nếu như người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn tuân thủ quy tắc an toàn giao thông nhưng do trong quá trình vận hành, một bộ phận của xe gặp trục trặc như một chiếc bánh long ra, phanh bị đứt,...(lỗi trong việc không kiểm tra xe trước khi vận hành)  và phía người bị chết cũng có lỗi một phần do không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông thì người điểu khiển đó vẫn phải bồi thường nhưng sẽ không bị truy cứu TNHS (bởi hậu quả xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ). Ngược lại, nếu như người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ vi phạm quy tắc an toàn giao thông (lỗi cố ý) thì dù người chết có vi phạm luật giao thông hay không thì lái xe vẫn bị truy cứu TNHS và phải bồi thường ( hậu quả xảy ra do lỗi cố ý của người lái xe).

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi tiết vấn đề này tại quy định tại khoản 2, 3,4 ĐIều 623:
[quote=BLDS 2005]2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại[/quote]
THeo tôi luật nên quy định  dù không có lỗi vẫn phải bồi thường, nhưng người bồi thường phải là người đang chiếm giữ nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải cứ là chủ sở hữu thì phải bồi thường và vấn đề lỗi đặt ra ở đây là lỗi của người đang chiếm giữ (chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu sử dụng) tài sản đó mới chính xác. Nói một cách ngắn gọn lại, người đang chiếm giữ sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại dù không có lỗi thì phải bồi thường trừ trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết hay pháp luật có quy định khác. Nhưng có thể thấy thực tế áp dụng pháp luật hiện nay, theo khoản 3 ở trên thì cứ nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu phải bồi thường mà không xem xét ai đang chiếm giữ sử dụng khi hậu quả xảy ra là không chính xác (như trong các vụ tai nạn giao thông, chủ xe phải bồi thường - không bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu).Do đó, theo tôi, nên sửa đổi khoản này thành:
[quote=Đề nghị sửa đổi]3. Người đang  chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
c)Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.[/quote]
Bởi có thể thấy rằng, ở khoản 2 đã quy định rõ ràng ai đang chiếm giữ, sử dụng phải bồi thường nhưng đến khoản 3 lai quy định Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường, dẫn đến việc áp dụng trong thực tế cứ chủ sở hữu thì phải bồi thường. Có thể thấy, giữa hai quy định đã có sự không thống nhất.Do vậy, theo tôi nên sửa đồi điều 623 thành
[quote=Điều 623 đề nghị sửa đổi]Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Người đang  chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
c)Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
[/quote]
Đây chỉ là ý kiến của tôi và mang tính chất tham khảo !
  •  24124
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…