DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể ủy quyền cho người khác nuôi con ?

 

Câu hỏi:.

Tôi với chồng tôi đã có mâu thuẫn ko thể cứu vãn được từ năm 2013 (lúc đó tôi đang mang bầu được 3 tháng.Anh ấy bỏ đi theo 1 người con gái khác.nhưng tôi ko hề biết là a ấy còn liên lạc với cô gái đó. Tôi đã cho a ấy cơ hội.và đến năm 2014 với tôi sống chung lại với nhau.nhưng anh ấy đi cờ bạc(nhưng vẫn lo tiền bạc cho tôi và con tôi). Sau này tui mới biết thiếu một khoản nợ bên ngoài. Nên tôi đã dẫn con trai (sn 2014) lúc bé được 6 tháng và sống chung với gia đình tôi.a ấy ko hề chu cấp một khoản nào để nuôi con.và tôi và a ấy đã li than khi con tui mới 6 tháng,và lúc đó toi có nộp đơn li hôn đơn phương, nhưng toà ko chấp nhận và trả hồ sơ.nếu bây giờ tui làm đơn li hôn thì toà sẽ giải quyết nhanh hơn ko,vì tui đã nộp đơn rồi.và nếu tui đc quyên nuôi con mà tui phải xkld, như vậy tui co thể uỷ quyền cho bà ngoại ko(vì ngoài tui ra thì bà ngoại là ng trực tiếp nuôi dưỡng bé) và lúc đó a ấy có quyền giành nuôi con ko(khi con tui k có tình cảm với ba nó,vì lúc đó 6th con tui đã sống với bà ngoại hiện giờ bé được 20th rồi.cám ơn luật sư nhiều.

 

 

Trả lời:

 

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình cho tôi. Đối với trường hợp của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.

 

Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương được quy định như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu) .

 

Nơi nộp hồ sơ :  Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. 

 

Vấn đề nuôi con sau ly hôn:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo đó, con bạn hiện nay 20 tháng tuổi nên quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn nếu hai vợ chồng bạn không có thỏa thuận gì khác.

 

Trân trọng!

 

Hãy liên hệ Luật Sư để được tư vấn miễn phí

(Luật sư Nguyễn Văn Tuấn -

Địa chỉ:  Số 9,Ngách 6A ,Ngõ 6 ,Đường Phạm Văn Đồng ,Q.Cầu Giấy,TP.Hà Nội)

 

  •  10341
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…