DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NGƯỜI TIÊU DÙNG, TỪ NẠN NHÂN TRỞ THÀNH BỊ CÁO: VÌ THIẾU HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT

Luật sự Đoàn Khắc Độ

Không ít trường hợp, người tiêu dùng từ chỗ là nạn nhân đã trở thành bị cáo trong một vụ án hình sự, hoặc bị bắt tạm giữ hình sự, chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Đơn cử là “vụ án con ruồi”, anh Võ Văn Minh từ chỗ nạn nhân của chai nước ngọt có con ruồi lại trở thành bị án; mới đây là vụ anh Nguyễn Cảnh Cường, ở TP.Vinh, do nóng ruột vì con uống sữa bị đau bụng đã xông vào siêu thị đập hư hỏng 07 lon sữa và bị công an bắt tạm giữ hình sự.... và còn nhiều vụ khác nữa... Anh Minh và anh Cường từ chỗ là nạn nhân của thực phẩm kém chất lượng đã trở thành bị can, bị cáo, bị tạm giữ hình sự.

Qua những sự  việc nêu trên, tôi muốn nói đến việc thực hiện cái quyền của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi phải sử dụng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng.

Trong quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hóa giữa người bán và người tiêu dùng thì thường người tiêu dùng nằm ở bên yếu thế. Nhà nước cũng đã có các quy định để bảo vệ bên yếu thế này, thể hiện trong Luật Bảo Vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) và Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) và các văn bản pháp luật có liên quan. Nhưng cần lưu ý là pháp luật chỉ bảo vệ cho hành vi đúng pháp luật.

KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN, NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN HÀNH XỬ ĐÚNG PHÁP LUẬT

Quyền của người tiêu dùng thực phẩm được quy định khá rõ tại Điều 9 Luật ATTP. Trong đó có quyền “Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.”.

Người tiêu dùng thực hiện quyền này thông qua một trong các cơ chế: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án (Điều 30 Luật BVQLNTD).

Như vậy, khi dùng một đồ ăn, thức uống không an toàn gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu nơi kinh doanh thực phẩm đó bồi thường thiệt hại. Nếu hai bên không thương lượng được thì có thể nhờ một tổ chức có thẩm quyền để hòa giải, hoặc khởi kiện ra Tòa hay Trọng tài.

Tóm lại: Khi người tiêu dùng bị thiệt hại do sử dụng các thực phẩm hoặc hàng hóa khác gây ra thì cần có cách thức phù hợp trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia pháp luật, nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc vì hành động bộc phát, mà từ tư cách là bị hại lại trở thành người vi phạm pháp luật, thậm chí là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. 

  •  10997
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…