DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người ở nước ngoài có được nhận thừa kế ở Việt Nam?

Di chúc là thứ thể hiện ý nguyện cuối cùng của người chết, thể hiện những mong muốn của họ đối với tài sản để lại cũng như những dặn dò cho người ở lại. Chính vì thế mà di chúc luôn được ưu tiên hàng đầu khi phân chia tài sản của người để lại di chúc. Dù là thế nào, thì ý nguyện cuối cùng của người để lại di chúc cũng nên được coi trọng và thực hiện. Vì vậy, dù người thừa kế là người việt nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài, pháp luật nước ta luôn công nhận.

Di chúc hợp pháp để lại di sản cho người thừa kế ở nước ngoài, sẽ được áp dụng theo Điều 680, Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 680. Thừa kế

1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Theo quy định việc xác định phân chia di sản theo di chúc do người Việt Nam để lại sẽ được xác định theo luạt Việt Nam.

Mặc dù ý nguyện phân chia di sản của người để lại di chúc luôn được coi trọng và thực hiện, nhưng vì một số lý do mang tính chất xã hội nên người nhận di sản định cư ở nước ngoài có một số hạn chế như sau:

1. Chỉ được nhận thừa kế giá trị nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (không phải là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư, người có công đóng góp cho đất nước, nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước) thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (Điều 186, Luật đất đai 2013)

2. Về thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được thừa kế.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.

Tuy nhiên, trong trường hợp anh chuyển nhượng bất động sản cho vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại, anh chị em ruột hoặc trong trường hợp nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là nhà ở, đất ở duy nhất thuộc sở hữu của anh tại Việt Nam sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân (Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007).

3. Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế ra nước ngoài

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.

Như vậy, di chúc hợp pháp của người để lại di chúc ở Việt Nam cho người định cư ở nước ngoài sẽ có hiệu lực pháp luật và được xác định theo quy dịnh của pháp luật Việt Nam. Trường hợp người người hưởng đang định cư ở nước ngoài không thuộc các đối tượng được quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của bất động sản được hưởng từ di chúc.

 

  •  14755
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…