DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người nhập lậu 51 kg vàng vào Việt Nam bị xử lý như thế nào?

buôn lậu vàng

Buôn lậu vàng - Ảnh minh họa

Mới đây, Công an tỉnh An Giang đã phát hiện nhóm người đi xuồng máy hướng từ Campuchia vào Việt Nam có biểu hiện nghi vấn. Sau đó lực lượng công an đã bắt giữ T.V.H cùng hai bao tải và một bọc nylon màu đen chứa nhiều khối kim loại màu vàng với trọng lượng khoảng 51 kg.

Theo kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an cho thấy 51 kg kim loại màu vàng nói trên là vàng 9999.

Thế nào là buôn lậu vàng?

- Thế nào là phạm tội buôn lậu: Hành vi buôn lậu là hành vi đưa hàng hóa vượt, qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại để tiêu thụ mà không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu thông qua cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Hành vi buôn lậu nhằm mục đích trốn thuế, đưa các mặt hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng vào thị trường tiêu thụ để chuộc lợi cho bản thân.

- Thế nào là phạm tội buôn lậu vàng: Tương tự như tội buôn lậu các mặt hàng khác, hành vi buôn lậu vàng là hành vi đưa vàng vào tiêu thụ ở thị trường trong nước hoặc ngược lại mà không thông qua con đường chính ngạch là thông qua cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. Thông thường hành vi buôn lậu vàng thường nhằm mục đích trốn thuế.

Buôn lậu vàng bị xử lý như thế nào?

Tương tự như hành vi buôn lậu các mặt hàng khác thì hành vi buôn lậu vàng cũng được quy định rất rõ trong Điều 188 Bộ Luật Hình Sự. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau và chủ thể phạm tội khác nhau mà xử phạt hành vi buôn lậu vàng với mức độ cụ thể

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì:

Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

....

Với số vàng nhập lậu lên đến 51 Kg vàng thì giá trị vật phạm pháp hơn 1.000.000.000 đồng. Do đó, người buôn lậu với số vàng trên có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

  •  2775
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…