DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người lao động sau khi về hưu có được tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động?

Người cao tuổi là người quá độ tuổi quy định của Bộ luật lao động 2012, đối với nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi.  Những người làm việc sau độ tuổi này được xem là người lao động cao tuổi.

Hãy tìm hiểu xem Bộ luật lao động quy định như thế nào về người lao động cao tuổi nhé

- Điều 167 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

"Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc."

-  Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định: 

"Điều 6. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi 

1. Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 

2. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động."

- Điều 11 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định;

"Điều 11. Sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 

1. Việc sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: 

a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; 

b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc; 

c) Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động; 

d) Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm; 

đ) Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc. 

2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp đặc biệt sử dụng người lao động cao tuổi trong lĩnh vực, ngành, nghề thuộc thẩm quyền quản lý."

Tóm lại, người lao động sau khi về hưu nếu có đủ sức khỏe và người sử dụng lao động có nhu cầu có thể tiếp tục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo về sức khỏe và công việc cho người cao tuổi và khi người cao tuổi không đủ sức khỏe thì hai bên phải chấm dứt hợp đồng.

  •  3557
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…