DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người lao động cần biết 4 điều này khi Tết đến!

>>> 7 điều NLĐ phải biết trong năm 2019 để bảo vệ quyền lợi của mình

>>> Những điều NLĐ phải biết về tạm ứng tiền lương

Năm hết Tến đến là thời gian để nhiều người nghỉ ngơi sum họp cùng với gia đình, đồng thời cũng là khoảng thời gian để những người không về quê đón Tết có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Vào khoảng thời gian này lương mà người nhận được cao hơn nhiều so với thu nhập ngày thường.

Thời gian nghỉ Tết là thời gian nào?

- Đối với cán bộ công chức tết âm lịch: nghỉ từ thứ Hai ngày 04/02/2019 đến hết thứ Sáu ngày 08/02/2019. Tính theo lịch làm việc bình thường của cán bộ, công chức thì tổng số ngày được nghỉ là 09 ngày liên tục ( từ thứ Bảy ngày 02/02/2019 đến hết ngày Chủ nhật 10/02/2019. Trong đó ngày 02, 03 và ngày 09, 10 rơi vào thứ Bảy và Chủ nhật - ngày nghỉ hàng tuần của cán bộ, công chức)

(Công văn 6519/VPCP-KGVX)

- Với các đối tượng còn lại:

+ Thời gian nghỉ Tết Âm là 05 ngày, theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.

+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Vậy tùy theo doanh nghiệp sắp xếp mà người lao động có thể được nghỉ vào từ ngày 04/02/2019 – 08/02/2019 hoặc 03/02/2019 – 07/02/2019 nhưng phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ 05 ngày.

Việc làm thêm ngày Tết là việc người lao động tự nguyện chứ không phải bị ép buộc

Vào những ngày nghỉ Tết Âm lịch theo quy định nêu trên thì người lao động không bị bắt buộc phải làm thêm, người lao động làm thêm là do tự nguyện, đồng thời vào những ngày này lương của người lao động nhận được sẽ cao hơn nhiều so với ngày thường

Việc bắt người lao động làm thêm vào dịp Tết có thể khiến cho người sử dụng lao động bị xử phạt như sau

Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP chỉ rõ, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết thì bị phạt tiền theo các mức sau đây:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng với vi phạm từ 01 - 10 người lao động;

- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng với vi phạm từ 11 - 50 người lao động;

- Phạt tiền từ 03 - 07 triệu đồng với vi phạm từ 51 - 100 người lao động;

- Phạt tiền từ 07 - 10 triệu đồng với vi phạm từ 101 - 300 người lao động;

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

 Tính lương làm việc ngày Tết

- Vào 05 ngày nghỉ Tết Âm lịch, người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương

- Nếu làm việc vào giờ bình thường ngày Tết người lao động được nhận:  400% lương ngày bình thường

- Nếu người lao động làm thêm vào ban đêm trong những ngày Tết Âm lịch: 490% lương ngày bình thường

Thời gian làm việc và thời gian nghỉ

- Thời gian làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành

- Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc

- Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

  •  1177
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…