DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người dân cần cảnh giác trước các "Phòng làm chứng"

“Vi bằng” và “Văn bằng” – Văn phòng Công chứng và “Phòng làm chứng”

Vừa qua Sở Tư pháp TP. HCM và UBND huyện Hóc Môn đã tiến hành thanh tra CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHÀ ĐẤT ĐẤT VÀNG. Đoàn kiểm tra ghi nhận Công ty Đất Vàng đặt biển quảng cáo “Phòng làm chứng Đất Vàng” nhưng chưa được sự chấp thuận của Sở Văn hóa-Thể thao TP.HCM. Theo giải thích của Sở Tư pháp, lý do kiểm tra công ty với lý do là công ty đăn ký kinh doanh dưới sự quản lý của Sở Kế hoạch – Đầu tư tuy nhiên có dấu hiệu hoạt động, thực hiện dịch vụ như Văn phòng Công chứng và Thừa phát lại. Với việc “làm chứng” văn bản, hợp đồng và tạo lập “văn bằng” để ghi nhận sự việc.

Tuy nhiên qua quá trình thanh tra, kiểm tra Sở Tư pháp thành phố không đủ căn cứ, thẩm quyền để xử phạt công ty này, mà thẩm quyền này thuộc về UBND huyện Hóc Môn.

Pháp luật hiện hành chỉ quy định về “người làm chứng”, chứ chưa hề có quy định nào đề cập đến “phòng làm chứng”. Đối với trường hợp  “Phòng làm chứng Đất vàng” thì công ty này được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép hoạt động trong lĩnh vực hành nghề kinh doanh là tư vấn, môi giới bất động sản, quyền sử dụng đất (trừ tư vấn mang tính pháp lý). Trong khi thực tế công ty này hoạt động “tương tự” như lĩnh vực công chứng, thừa phát lại là không đúng với ngành nghề đăng ký trong giấy phép. Chưa kể đến chuyện công ty lập văn bản, làm chứng đóng dấu và dấu giáp lai trong hợp đồng cho thuê xe, văn bản thỏa thuận… và có thu phí là một loại hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến cơ quan thuế.

Việc sử dụng việc làm chứng như một hoạt động dịch vụ nhằm thu phí làm biến tướng một loại hình dịch vụ tương tự là dịch vụ công chứng, dịch vụ được hoạt động, quản lý bở Sở tư pháp với những điều kiện hết sức chi tiết và kỹ lưỡng, là Văn phòng công chứng cũng như là Phòng công chứng. Ngoài ra, các hợp đồng giao dịch theo quy định pháp luật cần phải công chứng mới có giá trị thực hiện, thì mọi người cần phải đặc biệt lưu ý là phải thực hiện công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng với thẩm quyền ký thuộc về Công chứng viên, người được bổ nhiệm với các quy định tại Luật công chứng 2014. Thực hiện việc “làm chứng” tại các công ty, loại hình tương tự như trường hợp đã phát hiện của Sở Tư pháp tại huyện Hóc Môn là không hề có giá trị pháp lý.

Cũng như các “văn bằng” được tạo lập không hề có giá trị pháp lý nhằm làm chứng cứ giống như “vi bằng” được lập bởi Thừa phát lại.

Mọi người khi có nhu cầu công chứng hay lập vi bằng thì cần liên hệ tới các địa điểm kể trên, tránh trường hợp vì thiếu hiểu biết mà thực hiện dịch vụ ở những nơi không có thẩm quyền thực hiện, dẫn đến việc “tiền mất” mà đôi khi “tật mang”.

Căn cứ pháp lý:

- Luật công chứng 2014;

- Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

 

  •  2774
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…