DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH MTV

Hiện mình đang có hai vấn đề đang gặp khó khăn:

1. Công ty này hiện là công ty TNHH MTV vốn đầu tư từ nước ngoài và sẽ thêm một người Mr. F làm người thứ nhất đại diện theo pháp luật tại Việt Nam và ông Mr. A là người đại thứ 2 đại diện theo pháp luật tại VN và chức danh của ông Mr. F là tổng giám đốc, còn chức danh của Mr. A sẽ là thế nào là phù hợp theo pháp luật VN.

Người đại diện theo pháp luật này có thể là người Việt Nam được không? 

2. TH Mr. A  là người thứ 2 đại diện theo pháp luật Vn, không thường xuyên có mặt tại Việt Nam thì có cần phải xin giấy phép lao động không. Không có lương phát sinh tại Việt Nam, lương của Mr. A sẽ do công ty mẹ chi trả toàn bộ tại Nhật thì có vấn đề gì không.

Mình có nghiên cứu như sau:

1. Tại Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

"Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
 
...
 
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp."
 
Như vậy, pháp luật cho phép công ty TNHH MTV có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, còn chức danh quản lý của ông A như thế nào là do công ty quyết định và quy định rõ trong Điều lệ công ty là được. Người đại diện theo pháp luật này có thể là người Việt Nam. 
 
2. Về vấn đề xin Giấy phép lao động:
 
Tại Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: "Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam". Như vậy, nếu ông A không thường xuyên có mặt tại Việt Nam thì phải đảm bảo rằng ông F cư trú tại Việt Nam để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.
 
 
"Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
 
...
 
e) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;"
 
Như vậy, nếu ông A vào Việt Nam có thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm thì không phải xin Giấy phép lao động nhưng phải làm thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động với Sở LĐ-TB&XH theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ-CP. Còn nếu thời gian ông A tại Việt Nam nhiều hơn 90 ngày thì phải xin giấy phép lao động bình thường.
 
Tiền lương của ông A do công ty mẹ chi trả thì không có vấn đề gì cả do mình chưa thấy quy định hạn chế.
  •  1298
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…