DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

Đây là một trong những quy định mới nổi bật được đề cập tại Đề cương Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Theo đó, để được chuyển đổi giới tính phải đáp ứng đủ 04 điều kiện sau:

1. Có giới tính sinh học hoàn thiện.

2. Được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn và có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

4. Là người độc thân.

Nội dung kiểm tra tâm lý và triệu chứng đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính như sau:

Kiểm tra về tâm lý:

- Có mong muốn giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện hay không;

- Có từng thử ăn mặc trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có không;

- Có cảm thấy thích thú với giới tính mới khi thử đóng vai hoặc tưởng tượng không;

- Có thích thú đặc biệt đối với các đồ chơi, trò chơi, hoặc các hoạt động của giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác không;

- Có ưu thích tham gia đồng đội với các bạn khác giới không;

- Có thường xuyên từ chối, không thích trò chơi, hoạt động của người cùng giới tính sinh học đã được định hình chính xác không;

- Có không thích bộ phận sinh dục của bản thân không;

- Có mong muốn có bộ phận sinh dục khác với bộ phận sinh dục hiện đang có không.

Kiểm tra về triệu chứng:

- Xuất hiện từ 02 triệu chứng trở lên trong thời gian 06 tháng các triệu chứng sau đây:

- Mong muốn có giới tính khác;

- Ghét bỏ bộ phận sinh dục của bản thân hoặc mong nó không phát triển;

- Mong muốn có đặc điểm sinh học của giới tính khác;

- Mong muốn được đối xử trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có;

- Tin rằng cảm xúc và phản ứng của mình là phù hợp với giới tính mong muốn.

Điều kiện để công nhận chuyển đổi giới tính

Khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã điều trị nội tiết tố liên tục trong thời gian ít nhất 02 năm.

- Phẫu thuật ngực hoặc/ phẫu thuật bộ phận sinh dục theo giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện.

Sau khi được công nhận đã chuyển đổi giới tính , người được công nhận thay đổi tên, giới tính theo pháp luật về hộ tịch

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định thế nào về việc chuyển đổi giới tính?

1. Hiến pháp 2013 (Điều 14, 16) ghi nhận quyền sống thật với giới tính của mình là quyền con người, quyền công dân.

2. Bộ luật dân sự 2015 (Điều 37) quy định về việc chuyển đổi giới tính

3. Luật hôn nhân gia đình 2014: chưa có cơ chế công nhận người chuyển giới và chưa có cơ chế cho việc thay đổi hộ tịch đối với người chuyển giới.

Nếu người chuyển giới chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới và chưa có thay đổi về hộ tịch thì không được phép kết hôn với người cùng giới tính.

Cụ thể trong Luật Hôn nhân gia đình:

- Khoản 1 Điều 9. Điều kiện kết hôn:Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”;

- Khoản 5 Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn: “Giữa những người cùng giới tính.

4. Luật Hộ tịch 2014:

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch thì việc “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”.

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;…

- Điều 30 Luật Hộ tịch: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, , cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; ….”.

Như vậy: Người xác định lại giới tính đã có cơ sở pháp lý để thay đổi lại giới tính theo Luật Hộ tịch.

5. Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 140/2015/TT-BQP: quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ không quy định đối với người chuyển giới.

Như vậy mặc nhiên người chuyển giới vẫn thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

6. Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam 2015: về cơ bản, Luật này đã hài hòa với Bộ luật Dân sự: Người chuyển giới có thể được giam giữ ở buồng riêng, cụ thể được quy định tại các điều:

- Khoản 5 Điều 4: Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

- Khoản 2 Điều 16: Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

- Khoản 4 Điều 18: Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Tuy nhiên, cần thống nhất với Luật Hộ tịch có quy định về việc kiểm tra thân thể đối với người chuyển giới

7. Luật thi hành án hình sự 2010

Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân quy định:

“2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:

a) Phạm nhân nữ;

b) Phạm nhân là người chưa thành niên;

c) Phạm nhân là người nước ngoài;

d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;

đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;

e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.

3. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng”.

Dự kiến trong Luật chuyển đổi giới tính sẽ quy định người đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc người thực hiện chuyển đổi giới tính một phần (phẫu thuật ngực) hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính hoàn toàn (phẫu thuật ngực và bộ phận sinh dục) sẽ được thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch và các giấy tờ khác có liên quan. Như vậy, trường hợp người thực hiện chuyển đổi giới tính đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc phẫu thuật một phần (phẫu thuật ngực) nếu có hành vi vi phạm pháp luật và bị thi hành án phạt tù thì việc giam giữ người này sẽ thế nào? Nếu giam chung những người này với những người có cùng giới tính trên giấy tờ hộ tịch rất dễ dẫn đến khả năng người này bị lạm dụng tình dục hoặc các hành vi bất lợi khác do cơ thể sinh học không giống nhau. Do vậy, đề nghị cân nhắc sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân theo hướng những người chuyển đổi giới tính một phần được giam giữ riêng.

Mời các bạn xem chi tiết tại file đính kèm.

  •  10220
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…