DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người bảo lãnh chết, nghĩa vụ bảo lãnh có chấm dứt?

1. Khái niệm bảo lãnh (khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự 2015)

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Từ cam kết bảo lãnh chúng ta nhìn thấy hình thành nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ này đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự. Chẳng hạn quy định tại khoản 3 Điều 336 Bộ luật dân sự 2015.

Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

2. Vấn đề đặt ra

Thực tế cho thấy trước khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có thể người bảo lãnh chết (pháp nhân bảo bảo lãnh có thể chấm dứt hoạt động. Trước việc người bảo lãnh chết, vấn đề đặt ra nghĩa vụ bảo lãnh có chấm dứt hay không? Nếu nghĩa vụ bảo lãnh không chấm dứt thì ai sẽ là người thực hiện và mức bảo lãnh là bao nhiêu?

3. Quan điểm tồn tại

Quan điểm thứ nhất: Cho rằng người bão lãnh có hai nghĩa vụ là nghĩa vụ bảo lãnh hiện tại, và nghĩa vụ bảo lãnh tương lai. Loại nghĩa vụ thứ hai chỉ là lời hứa hẹn và chấm dứt khi người bảo lãnh chết

Quan điểm thứ hai cho rằng đây là trường hợp bảo lãnh có điều kiện phát sinh và nghĩa vụ này được chuyển sang cho người thừa kế của người bảo lãnh vì nghĩa vụ tài sản chứ không phải nghĩa vụ nhân thân

4. Quy định pháp luật

Bộ luật dân sự không quy định “người bảo lãnh chết” là căn cứ chấm dứt bảo lãnh nhưng có quy định theo hướng nghĩa bảo lãnh vẫn còn tại khoản 4 Điều 336 Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Theo quy định trên chúng ta hiểu rằng nghĩa vụ bảo lãnh vẫn còn nhưng pahmj vi bảo lãnh bị giới hạn ở những nghĩa vụ phát sinh trước khi người bảo lãnh chết.

5. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi người bảo lãnh chết

- Chuyển cho người thừa kế : Bộ luật dân sự không quy định cụ thể về vấn đề này

Thực tiễn xét xử Tòa án căn cứ vào quy định “những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại” – Khoản 1 Điều 637 Bộ luật dân sự 2005 (Điều 615 Bộ luật dân sự 2015)

6. Phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh

Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. (khoản 4 Điều 336 Bộ luật dân sự 2015)

Người thừa kế của người bảo lãnh chỉ phải thực hiện với vai trò bảo lãnh đối với nợ gốc và khoản lãi phát sinh (trên cơ sở quan hệ bảo lãnh) trước khi người bảo lãnh chết, những khoản nợ (nghĩa vụ) phát sinh sau thời điểm người bảo lãnh chết không thuộc phạm vi bảo lãnh của người thừa kế, lãi phát sinh sau thời điểm người bảo lãnh chết không thuộc phạm vi bảo lãnh.

Tham khảo: PGS.TS. Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam bản án và bình luận bản án.

  •  10020
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…