DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người ăn xin bị phạt tù đến 3 năm?

Hôm nay, hơn 90 triệu con tim nước nhà hướng về thủ đô Hà Nội thân yêu đang long trọng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Bật chợt, tôi tự hỏi: “Liệu 70 năm sau, con, cháu chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm thành công của 70 năm trước hay là của 140 năm trước?”

Giật mình! Nếu như lủ trẻ cứ mãi kỷ niệm chuyện của 140 năm trước... thì chúng ta có lỗi với thế hệ cha, ông và hậu thế. Vậy ngay bây giờ chúng ta (chúng ta là bạn, tôi và tất cả mọi người chứ không phải riêng ai) hãy hành động một cách thiết thực.

Vâng! DÂN GIÀU góp với VĂN MINH thì QUỐC GIA mới HÙNG MẠNH ... nhưng hiện nay DÂN chúng ta chưa GIÀU mà lại kém VĂN MINH nên việc cốt yếu bây giờ là tạo nên sự VĂN MINH trong mỗi con người để DÂN GIÀU...

Theo tôi, trước tiên phải triệt để vấn nạn ăn xin; bởi nó thể hiện sự kém văn minh và lười biếng lao động.

giả dạng ăn xin

Giả dạng tu hành, thầy Sáu lê la trước cổng bệnh viện để xin tiền (Nguồn Internet)

Ăn xin là phạm pháp sao nó cứ mãi tồn tại?

Thành phố Đà Nẵng không còn người ăn xin, tại sao địa phương khác vẫn còn?

- Bởi sự làm việc chưa tới nơi tới chốn của chính quyền địa phương.

- Chế tài nhẹ, hay nói đúng hơn là chưa có chế tài.

- Sự thương hại của kẻ làm “từ thiện”.

Tính đến thời điểm hiện tại, Vương quốc Na Uy cùng với Đan Mạch và Anh là 3 quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu (EU) cấm tuyệt đối tệ nạn ăn xin trên đường phố. Riêng ở vùng đô thị Arendal, phía nam Na Uy, chính quyền địa phương đã áp dụng biện pháp phạt tù đối với hành vi bố thí cho người ăn xin từ cuối năm 2013, góp phần chặn đứng dòng người nhập cư phi pháp đổ đến hành nghề ăn xin tại miền đất trù phú này.

Nên truy cứu trách nhiệm hình sự người ăn xin

Hầu hết, người ta cho tiền ăn xin xuất phát từ lòng thương người, mang tính từ thiện, giúp người trong trong hoàn cảnh khó khăn chứ không ai bố thí cho người KHỎE.

Lợi dụng thực tế đó, một bộ phận không nhỏ là người khỏe mạnh giả dạng thành ốm yếu gầy mòn để hành nghề ăn xin bất chấp đạo lý và lừa đảo lòng tốt của người làm từ thiện.

Như vậy, với những hành vi của “kẻ mạnh giả yếu” đi ăn xin trong một số trường hợp sẽ đủ yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để bảo đảm tính răn đe, góp phần tạo nên một xã hội văn minh.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi năm 2009)

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoăc tù chung thân hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người ăn xin sẽ tiêu diệt căn bệnh “lười biếng lao động” của một bộ phận không nhỏ, từ đó lực lượng lao động này sẽ góp phần cho DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH.

Biết bao người mù, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo... họ vẫn lao động cần cù để kiếm tiền trang trải cuộc sống cho mình và gia đình mà không bao giờ đưa tay xin ai bố thì 1 đồng nào.

người mù bán vé số

Chị Lệ bị mù nhưng vẫn mò mẫm đi bán vé số (Nguồn Internet)

Mặt khác, trong mỗi chúng ta đừng nên bố thí cho người ăn xin, bởi hành động đó không phải là cứu người mà là tiếp tay cho kẻ phạm pháp.

  •  20813
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…