DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ngồi dưới đất... tám chuyện Thiên đình...

Lai rai trà dư tửu hậu, thử “tám” những quy định “tập tểnh đi” vào thực tế đầu năm con ngựa này, chắc hẳn không ít người gật đầu trước câu phán: Phạt vì vi phạm hả? Quên đi Tám ơi!

Mích lòng à nghen!

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có một điều khoản dễ gây phiền lòng nhau: tài sản bị mất cắp, khi được thu hồi, khả năng sẽ bị... sung công quỹ!?

Diễn giải trên căn cứ từ Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản; b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý; c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

“Sao lại không “dễ xa nhau” cho được khi luật lại làm lơ “tang vật” của hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác nêu tại Điểm d của Khoản 1”. Nhiều luật sư chắc lưỡi.

Phạt cho chừa!

“Phạt cho chừa” là câu thường nghe khi phải méo mặt móc hầu bao đóng tiền phạt về những lỗi mà nhiều khi thuộc loại... “trời ơi!”.

Đơn cử, Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

“Nếu con tôi 13 tuổi đòi đi xem phim, nhưng chưa học xong, chưa làm xong bài tập nên tôi rầy con và không cho đi thì thì tôi cũng bị phạt à? Đấy là còn chưa nói đến một số hành vi cho là xúi giục, kích động mà xảy ra giữa quan hệ mẹ chồng, nàng dâu thì chưa biết chừng còn dẫn đến tan cửa nát nhà chứ chẳng chơi đâu. Tôi lo quá”. Một người dân cắc củm nộp thuế rất ư đàng hoàng, chia sẻ. (Tiền thuế được xài cho mấy ông đày tớ soạn luật kiểu vầy, nguy thiệt...)

Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục; b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.

Hàng loạt băn khoăn: Hành vi buộc thành viên trong gia đình chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục; hành vi bạo lực trong sinh hoạt trong tình dục mà người vợ hoặc chồng không muốn với hành vi này khó xác định trong quan hệ vợ chồng, quan hệ huyết thống. Việc chứng minh, xác định hành vi vi phạm cũng không dễ kiếm người... chịu làm chứng. Ngoài ra các hành vi dọa nạt người thân bằng hình ảnh, con vật.. làm hoảng sợ hoặc ép người khác xem, nghe những hình ảnh kinh dị; lăng mạ, chì chiết thành viên trong gia đình..., những hành vi này mang tính cá nhân, tính khả thi không cao.

Dễ thấy là những hành vi kể trên mới mang tính định tính, chưa thể hiện được tính định lượng. Trong khi đó tính định lượng là cơ sở để xác định cho được hành vi, rồi từ đó xác định được mức phạt thì lại quá hạn chế. Dẫn đến có thể hiểu phạt thế nào cũng được, có thể là hình sự, có thể là hành chính cũng có thể là gia đình tự điều chỉnh mà không cần phải đưa ra phạt.

* Một người nông dân cả năm mới có thu nhập chừng chục triệu đồng. Ấy vậy mà, chỉ lỡ miệng chì chiết chồng, chì chiết vợ cái là bị phạt cả tiền triệu, bằng ba, bốn tháng nai lưng ra làm thì sao dân mình không nhảy dựng lên được chứ. Giá như, quy định này thực tế hơn rằng nên giữ gìn hạnh phúc gia đình bằng các biện pháp khác mang tính chất động viên thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Dân mình nghèo lắm, mỗi lần cãi nhau mất cả 3, 4 tạ thóc ai lại không xót.

* Bởi “của chồng công vợ”, “ếch nào mà chẳng là thịt”, có gia đình nào cãi lộn chì chiết nhau rồi cả đôi vợ chồng lại tươi tỉnh dắt nhau đi nộp phạt vì đã vi phạm điều cấm này không? Hơn nữa, nếu họ chì chiết mà lại bí mật (trong nhà mà) không ai biết được. Nên chăng có đề xuất, để cụ thể hóa hành vi này, đề nghị nên đính kèm vào Nghị định danh sách bản kê chi tiết những mẩu hội thoại, những lời lẽ bị quy là “chì chiết” để người dân biết đường phân biệt.

*Những quy định kiểu như phạt tiền hành vi vợ chồng chì chiết, lăng mạ, kiểm soát tài chính lẫn nhau, bố mẹ “dọa ma” con cái… rất mơ hồ. Khi mà những khái niệm, thuật ngữ chưa được giải thích rõ ràng thì những căn cứ để áp dụng luật sẽ rất khó khăn.

  •  3064
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…