DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ngồi đâu mới bình đẳng?

Ngày 2-11, tại Hà Nội, TAND Tối cao tổ chức hội thảo bàn về Đề án đổi mới trang phục của thẩm phán, hội thẩm và mô hình phòng xét xử. Đáng tiếc là không có đại diện VKS nào tham dự để phát biểu ý kiến về vấn đề này, dù ban tổ chức cho biết có gửi giấy mời đại điện VKSND Tối cao.

“Ban đầu không chịu, dần rồi cũng quen”

Đại diện Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (TAND Tối cao) cho biết có nhiều ý kiến cho rằng cần đổi mới hình thức tổ chức phiên tòa theo hướng bố trí lại vị trí chỗ ngồi của kiểm sát viên (KSV - bên buộc tội) và luật sư (bên gỡ tội) để thể hiện sự bình đẳng giữa các bên, tạo tâm lý thuận lợi cho luật sư khi tranh tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cần tiếp tục duy trì hình thức tổ chức phiên tòa như hiện nay, vì khi tham gia phiên tòa, bên cạnh chức năng buộc tội, KSV tham gia phiên tòa còn giúp viện trưởng VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp nên không thể ngồi ngang hàng với luật sư.

“Vậy kiểm sát giam giữ thì VKS có cử người ngồi trong trại giam để kiểm sát hoạt động giam giữ, cải tạo hay không? Kiểm sát thi hành án thì sao?...” - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ đặt ngược lại câu hỏi. Theo ông Độ, tại tòa, chủ tọa phiên tòa duy trì trật tự phiên tòa, duy trì việc thi hành pháp luật tại phiên tòa. “nếu làm sai thì bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự luật định. Để buộc tội và gỡ tội thì những người này phải có vị trí chỗ ngồi bình đẳng” - ông Độ nói.

Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng cho biết Liên đoàn đã nhiều lần kiến nghị việc bố trí lại chỗ ngồi cho luật sư nhưng đến nay chưa có sự thay đổi. Ông Chiến cho rằng dự thảo BLTTHS đang trình xin ý kiến Quốc hội vẫn duy trì tư duy “tầng trên, tầng dưới”. theo đó, phía trên phòng xử án gồm vị trí của HĐXX, KSV và thư ký tòa án. Phía dưới của phòng xử gồm vị trí ngồi của những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa. “Đây là quy định mới của dự thảo nhưng nội dung chỉ là hợp thức chỗ ngồi theo vị trí ngồi của phòng xử án hiện đại” - luật sư Chiến bình luận.

Cho bị cáo ngồi cạnh luật sư

Không chỉ là có chỗ ngồi của VKS, luật sư, bị cáo ngồi đâu cũng là câu hỏi được nêu ra khi bàn về việc đổi mới mô hình phòng xét xử. Dẫn lại nguyên tắc suy đoán vô tội, ông Trần Văn Độ cho rằng tại phiên tòa, bị cáo là người chưa có tội nên không thể để bị cáo đứng trước vành móng ngựa, phải ăn mặc đặc thù… “Bình thường họ ngồi ở vị trí gỡ tội. Luật sư là người bào chữa cho bị cáo nên giữa họ phải có sự giao tiếp nhất định để thực hiện chức năng gỡ tội” - ông Độ nêu ý kiến.

Khi bố trí phòng xử, PGS-TS Trần Văn Độ cũng cho rằng “lợi ích của các bên và trạng thái tâm lý của các bên tại phiên tòa cần được cân nhắc để bố trí chỗ ngồi thật hợp lý. Người có lợi ích đối lập thì không ngồi cạnh nhau, nguyên đơn không ngồi cạnh bị đơn, bị cáo không ngồi cạnh bị hại…”.

Nguồn: Pháp luật Thành phố

Ngòai ra vấn đề đổi mới trang phục của thẩm phán và hội thẩm cũng đang được quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến. Mọi người có thể xem chủ đề tại đây 

Trang phục Thẩm phán xét xử người chưa thành niên sẽ là màu cam?

 

  •  3095
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…