DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghiêm cấm sử dụng thông tin cá nhân không thuộc phạm vi điều tra, truy tố tội rửa tiền

Đây là nội dung tại Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 31/3/2023 ban hành quy định về phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
 
Theo đó, nghiêm cấm sử dụng thông tin cá nhân không thuộc phạm vi điều tra, truy tố tội rửa tiền là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
 
nghiem-cam-su-dung-thong-tin-ca-nhan-khong-thuoc-pham-vi-dieu-tra-truy-to-toi-rua-tien
 
(1) Những hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra, truy tố tội rửa tiền
 
Thu thập, tiết lộ trái phép thông tin về tình hình, kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố hoặc lợi dụng để thu thập, cung cấp trái phép thông tin cá nhân, thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
 
Sử dụng thông tin cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố vào mục đích cá nhân hoặc các mục đích khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố. 
 
(2) Trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
 
Quá trình điều tra các tội phạm có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền; quá trình điều tra tội khủng bố, Cơ quan điều tra phải điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố và kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu cho VKS cùng cấp. Chậm nhất 05 ngày trước khi quyết định khởi tố vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra trao đổi với VKS cùng cấp để phối hợp. 
 
Bên cạnh đó, quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hành vi có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền hoặc tội khủng bố, VKS phải kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin với Cơ quan điều tra, đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ dấu hiệu của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
 
Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp trao đổi thông tin, rà soát, đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án, đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản trao đổi thông tin, đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ lưu của mỗi cơ quan. 
 
(3) Trao đổi thông tin trong tiến hành các hoạt động tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản
 
Trước khi tiến hành các biện pháp kê biên tài sản của bị can phạm tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố hoặc phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố.
 
Đồng thời, Điều tra viên chủ động trao đổi thông tin, phối hợp với Kiểm sát viên thụ lý đánh giá về căn cứ, thiệt hại do hành vi phạm tội rửa tiền, tài trợ khủng bố gây ra, tài sản cần thu hồi, số lượng tài sản kê biên của bị can, số tiền cần phong tỏa trong tài khoản của người bị buộc tội.
 
Việc tạm giữ, kê biên tài sản của bị can phạm tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố hoặc hoặc phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội rửa tiền và tài trợ khủng bố phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; ngay sau khi thực hiện biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, Cơ quan điều tra thông báo cho VKS cùng cấp biết. 
 
Định kỳ, Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án cùng cấp phối hợp, trao đổi thông tin, đánh giá về tài sản tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tài sản thu hồi trong các vụ án rửa tiền, tài trợ khủng bố. 
 
Xem thêm Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC có hiệu lực 25/5/2023
  •  235
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…