DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghỉ việc sau 1 năm có được hưởng BHXH 1 lần

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy nếu NLĐ nghỉ việc sau một thời gian quay lại tiếp tục đóng BHXH bắt buộc, thì thời gian trước đó có được tính để xác định mức hưởng BHXH theo quy định hay không?

1. Khi nào được hưởng BHXH một lần?

Căn cứ quy định Điều 61 Luật BHXH 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, như sau: 

“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 (Điều kiện hưởng lương hưu) và Điều 55 (Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động) của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.

Căn cứ Điều 60 Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 (Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (khoản 1, 2 và 4 Điều 54 ) hoặc chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội (khoản 3 Điều 54) và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Do đó, nếu NLĐ thuộc một trong các trường hợp nếu trên, nếu tham gia BHXH một thời gian, sau đó vì lý do chưa đủ thời gian hưởng một lần;....thì khoảng thời gian trước đó đã tham gia đóng BHXH sẽ được bảo lưu và cộng dồn vào thời gian đóng BHXH tiếp theo theo quy định.

2. NLĐ nếu nghỉ việc sau 1 năm có được hưởng BHXH 1 lần?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết Điều 60 Luật BHXH 2014 quy định như sau:

"1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 1 Điều 2 Nghị định 115) và Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 2 Điều 2 Nghị định 115) mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;"

Như vậy, theo quy định trên nếu NLĐ sau một năm nghỉ việc (trong thời gian nghỉ không tiếp tục đóng BHXH) thì vẫn được hưởng BHXH một lần khi có yêu cầu theo quy định. 

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần nêu trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp: Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Xem thêm:
 
 
  •  14728
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…