DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghỉ việc ngang: người lao động mất những gì?

>>> Phân biệt “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” và “Xin nghỉ việc”

>>> Khác biệt về “quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ” giữa NLĐ và NSDLĐ

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đang làm việc không phải là trường hợp hiếm. Chỉ khi thuộc trường hợp quy định người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không khi nghỉ trái quy định người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau:

+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

+ Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

+ Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Nếu không thuộc các trường hợp trên hoặc vi phạm về thời gian báo trước thì việc chấm dứt hợp đồng lao động là trái pháp luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

Các khoản người lao động mất khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

- Trợ cấp thôi việc

Đây là khoản tiền người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì dù đã làm việc đủ 12 tháng thì người lao động cũng không được nhận khoản này.

- Bồi thường nửa tháng tiền lương

Tiền lương ở đây được xác định theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

- Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước nếu vi phạm về thời gian báo trước

Về thời gian báo trước, mọi người xem bài viết

>>> Việc gì, báo trước bao nhiêu ngày khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐ?

Tùy theo loại hợp đồng sẽ có thời gian báo trước bao nhiêu ngày, nếu vi phạm về số ngày báo trước thì người lao động phải bồi thường tương ứng với thời gian vi phạm.

Ví dụ cụ thể về một bản án đã xét xử liên quan đến bồi thường khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng: Bản án 03/2017/LĐ-PT về tranh chấp lao động bồi thường thiệt hại do người lao động đơn phương dứt hợp đồng lao động

- Hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động (nếu có).

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Căn cứ:

- Bộ luật Lao động 2012

- Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động

  •  1547
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…