DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghỉ việc đúng theo pháp luật, bạn sẽ có thể nhận được những khoản tiền nào?

Những khoản tiền có thể nhận được sau khi nghỉ việc đúng luật

Những khoản tiền có thể nhận được sau khi nghỉ việc đúng luật - Minh họa

Đã là người lao động, ai cũng muốn có một công việc ổn định, lâu dài để làm chỗ dựa về tài chính. Tuy nhiên, khi phải chấm dứt công việc của mình vì lý do khách quan hoặc chủ quan và đảm bảo nghỉ việc không trái hợp đồng, không trái quy định của pháp luật, bạn sẽ có thể nhận được những khoản tiền hỗ trợ nào?

1. Trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là 1 trong 4 chế độ của Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Điều 45 Luật Luật Việc làm 2013.)

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. (Điều 46 Luật Luật Việc làm 2013)

2. Trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc sẽ được chi trả cho người lao động có đủ 12 tháng làm việc thường xuyên trở lên cho người sử dụng lao động. Trợ cấp này chỉ được chi trả khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động 2019

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động 2019.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

3. Trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp mất việc làm được chi trả khi NLĐ không còn có thể tiếp tục lao động trong 2 trường hợp:

- Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

(Căn cứ: Điều 47, 34, 42, 43 BLLĐ 2019)

Với trợ cấp này, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

4. Chính sách phụ cấp đặc thù cho một số ngành, nghề, trí trí làm việc

Khoản 1 Điều 12 Luật cán bộ, công chức có quy định quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:

“Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tùy vào ngành nghề và vị trí việc làm mà cán bộ, công chức, viên chức sẽ có thể nhận được những chế độ khác nhau khi phải chấm dứt công việc của mình.

Chẳng hạn, quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu như sau:

“Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đây là một ví dụ về chế độ đặc thù dành cho một số đối tượng đặc biệt khi kết thúc công việc của mình đúng theo quy định của pháp luật.

5. Lương hưu

Lương hưu hàng tháng được xác định bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc; hoặc bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân và mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

Từ 01/01/2021,  tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

>>> Cách tính lương hưu hàng tháng từ ngày 01/01/2021

(Điều 169 Bộ luật Lao động 2019)

6. BHXH một lần

Đây là khoản tiền NLĐ được hưởng khi là đối tượng đủ điều kiện nhận lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

(Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Mời bạn đọc cùng bổ sung, đóng góp ý kiến!

  •  1496
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…