DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NGHỈ PHÉP THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt nhọc là điều mà NLĐ luôn mong muốn. Dù Bộ luật Lao độn 2012 đã có quy định rõ ràng về việc nghỉ phép, nhưng thực tế lại nảy sinh nhiều vấn đề.

Việc nghỉ ngơi của NLĐ được BLLĐ chia thành 03 trường hợp: nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết và nghỉ việc riêng. Theo đó, trường hợp nghỉ phép năm và nghỉ lễ tết sẽ được hưởng nguyên lương, còn trường hợp nghỉ việc riêng chỉ được hưởng lương đối với trường hợp: kết hôn (03 ngày); con kết hôn (01 ngày); bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết ( 03 ngày). Như vậy, nhìn chung, việc NLĐ được nghỉ phép bao nhiêu ngày, trong những trường hợp nào khá rõ ràng. Nhưng quy trình xin nghỉ phép lại mập mờ.

Hiện tại, Luật chỉ quy định trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn là phải báo cho NSDLĐ. Vậy còn những trường hợp nghỉ không hưởng lương khác thì sao? Và đối với trường hợp nghỉ phép năm cũng không cần? Như vậy, phải chăng NLĐ chỉ cần nghỉ mà không cần thông báo cho NSDLĐ là sẽ tự động trừ vào ngày phép?

Việc quy định không cụ thể như vậy dẫn đến nhiều bất cập như NLĐ muốn nghỉ việc phải thông báo trước cho NSDLĐ và chờ sự chấp thuận. Nếu như đơn xin nghỉ không được duyệt thì đồng nghĩa NLĐ không được nghỉ hoặc nghỉ bị trừ lương.

Nên chăng các nhà làm Luật ban hành một quy định cụ thể hướng dẫn việc này để NLĐ an tâm về quyền lợi của mình.

 

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1.Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

 

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
 
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
 
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
 
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
 
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
 
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

 

  •  41344
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…