DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghỉ ốm đau gộp với nghỉ phép năm?

Theo như Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 , thời gian nghỉ ốm đau của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là:

 Được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

 Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

 Được hưởng 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Đối với người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian hưởng được quy định:

 Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

 Được hưởng 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

 Được hưởng 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Người lao động sẽ được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần trong trường hợp mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. Trường hợp, đã hết thời hạn nghỉ 180 ngày mà vẫn tiếp tục nghỉ thì NLĐ sẽ hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn thời gan hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời gian nghỉ để hưởng theo chế độ ốm đau phụ thuộc vào điều kiện làm việc, thời gian đóng bảo hiểm, tính chất công việc, cũng như loại bệnh quy định theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài thời gian được nghỉ theo chế độ ốm đau người lao động còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau mà vẫn được hưởng lương theo quy định tại Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định nào đem ngày nghỉ phép năm của người lao động gộp với ngày nghỉ bệnh ốm đau. Mà chỉ có quy định ngày nghỉ ốm đau tối đa là 180 ngày, nếu trong 30 ngày đầu đi làm lại NLĐ mà sức khỏe vẫn chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau (vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm và theo quy định của pháp luật), nhưng thời gian để nghỉ cả 02 chế độ này chỉ tính gộp với ngày nghĩ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần mà không tính vào ngày nghỉ phép năm.

  •  1513
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…