DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định quy định trách nhiệm của người quản lý DN nhà nước

Gần đây, nhiều vụ việc làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước bị phanh phui như vụ Trịnh Xuân Thanh, Hà Văn Thắm, Giang Kim Đạt…và bắt đầu được đưa ra xử lý. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra rằng, cơ sở pháp lý để yêu cầu những đối tượng nêu trên phải bồi thường thiệt hại đã đủ chưa. Câu trả lời là chưa.

Bởi Bộ luật hình sự 1999 chỉ là luật chung để xử lý hình sự đối với những đối tượng nêu trên, thế thì cơ sở pháp lý để yêu cầu bồi thường thiệt hại là đâu? Bộ luật dân sự có vẻ như quá chung chung, chưa cụ thể, nhất là áp dụng đối với đối tượng đặc biệt nêu trên – người quản lý doanh nghiệp, người đại diện. Do vậy, việc ban hành Nghị định quy định trách nhiệm bồi thường của người quản lý DN, người đại diện là điều cần thiết.

Nghị định này chỉ đề cập đến người quản lý công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ chức danh quản lý tại DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Cụ thể:

Người quản lý công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên;

- Chủ tịch công ty;

- Thành viên Hội đồng thành viên;

- Kiểm soát viên;

- Tổng giám đốc;

- Phó Tổng giám đốc;

- Giám đốc;

- Phó Giám đốc;

- Kế toán trưởng.

Người đại diện là người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị;

- Chủ tịch Hội đồng thành viên;

- Thành viên Hội đồng quản trị;

- Tổng giám đốc;

- Phó Tổng giám đốc;

- Giám đốc;

- Phó Giám đốc.

Trách nhiệm bồi thường của người quản lý DN, người đại diện được quy định dựa vào thời điểm phát hiện, thời điểm ngưng làm việc, sự thay đổi cơ cấu tổ chức của DN bị gây thiệt hại như sau:

Căn cứ vào thời điểm phát hiện và thời điểm ngưng làm việc:

1. Bị phát hiện có hành vi gây thiệt hại trước khi thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc thì phải bồi thường nhưng vẫn thực hiện thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc, DN có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi người quản lý DN, người đại diện có hành vi gây thiệt hại cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường cho đến khi thu đủ số tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Sau khi thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc mới bị phát hiện có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường; DN có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi người quản lý DN, người đại diện có hành vi gây thiệt hại cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường cho đến khi thu đủ số tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Căn cứ vào thời điểm phát hiện và sự thay đổi cơ cấu tổ chức của DN bị gây thiệt hại:

1. Trường hợp có hành vi gây thiệt hại bị phát hiện trước hoặc sau khi DN được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì phải bồi thường. DN kế thừa chức năng, nhiệm vụ của DN đó có trách nhiệm tiếp tục thu tiền bồi thường cho đến khi thu đủ số tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Trường hợp có hành vi gây thiệt hại bị phát hiện trước khi DN bị giải thể thì phải bồi thường, cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể DN có trách nhiệm thu tiền bồi thường cho đến khi thu đủ số tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền và phải hoàn thành trước khi DN kết thúc giải thể theo Luật doanh nghiệp 2014

3. Trường hợp có hành vi gây thiệt hại bị phát hiện sau khi DN bị giải thể thì phải bồi thường, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi người quản lý DN, người đại diện có hành vi gây thiệt hại cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường cho đến khi thu đủ số tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, nếu có nhiều người quản lý DN, người đại diện cùng có hành vi gây thiệt hại đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ sai phạm của mỗi người.

Nếu thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch họa được cấp có thẩm quyền xác nhận thì người quản lý DN, người đại diện có hành vi gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường, giá trị tài sản bị thiệt hại do DN bị thiệt hại chịu trách nhiệm.

Nghị định quy định trách nhiệm bồi thường của người quản lý DN, người đại diện dự kiến có hiệu lực trong năm 2017 (xem chi tiết tại file đính kèm)

  •  3812
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…