DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định quy định điều kiện kinh doanh sản xuất, nhập khẩu ô tô có hiệu lực từ 01/7/2017

Sau nhiều ý kiến trái chiều về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô thì dự kiến 01/7/2017 tới đây, Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô có hiệu lực áp dụng.

Theo đó, Nghị định mới này quy định điều kiện kinh doanh các ngành, nghề trên như sau:

Điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp ô tô:

- Điều kiện chung: DN thành lập theo quy định pháp luật

- Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực:

+ Phải có bộ phận quản lý hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô.

+ Người phụ trách bộ phận này phải tốt nghiệp ĐH trở lên, thuộc 1 trong các ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô 05 năm trở lên.

- Điều kiện về cơ sở vật chất:

+ Nhà xưởng, dây chuyền lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô phải đáp ứng các quy định tại Phụ lục 1 Nghị định này.

+ Phải sở hữu nhà xưởng, dây chuyền lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm.

+ Có thể sở hữu hoặc thuê dây chuyền sơn.

+ Trường hợp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô được tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, các công ty con thuộc công ty mẹ có thể sử dụng chung đường thử ô tô.

+ Có thể sở hữu hoặc thuê cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định.

Chậm nhất sau ngày 01/07/2020, DN phải sở hữu ít nhất 01 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phù hợp với loại, chủng loại ô tô sản xuất, lắp ráp và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

- Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy:

+ Phải có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CPNghị định 37/2016/NĐ-CP.

+ Phải đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo Nghị định  79/2014/NĐ-CP.

- Điều kiện về môi trường:

Phải có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với nhà máy đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo Luật bảo vệ môi trườngNghị định 18/2015/NĐ-CP.

Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô

- Quy định chung:

+ Chỉ thương nhân là DN mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

+ DN được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định.

+ Không áp dụng điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này.

+ Ngoài quy định tại Nghị định này, việc nhập khẩu ô tô còn phải tuân thủ các quy định khác về quản lý nhập khẩu ô tô tại các văn bản pháp luật có liên quan.

- Điều kiện cụ thể:

+ DN được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

Có ít nhất 01 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phù hợp với loại ô tô nhập khẩu và đủ điều kiện theo quy định.

Có cam kết bằng văn bản với Bộ Công Thương về việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định.

+ Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô nêu trên phải thuộc sở hữu của DN, hoặc do DN ký hợp đồng thuê hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng với thời hạn tối thiểu 3 năm, hoặc thuộc hệ thống phân phối của DN.

Kể từ ngày 01/07/2020, DN nhập khẩu ô tô phải sở hữu tối thiểu 01 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện theo quy định.

+ Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng quy định phải có biển hiệu ghi rõ tên DN nhập khẩu, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô

- Điều kiện chung:

Các DN được tiến hành kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô sau khi đã đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

- Điều kiện cụ thể:

+ Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng; Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 05 năm.

+ Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho phụ tùng, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.

+ Thực hiện được các công việc liên quan đến bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

+ Trang bị các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

+ Thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe đối với ô tô có trang bị ECU điều khiển:

Phù hợp với các loại xe cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng;

Phần mềm thiết bị chẩn đoán tuân thủ các qui định về sở hữu trí tuệ, được cung cấp bởi nhà sản xuất xe ô tô.

+ Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.

+  Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng phải tuân thủ theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy theo theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

+ Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

+ Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP và Nghị định 37/2016/NĐ-CP.

Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại file đính kèm.

Lưu ý:

Đối với điều kiện về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô của DN sản xuất, lắp ráp và DN nhập khẩu ô tô:

- Kể từ ngày 01/01/2018, các DN có thể sở hữu hoặc thuê Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này để thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

- Kể từ ngày 01/07/2020, các DN phải sở hữu ít nhất 01 Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

Đối với các điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp ô tô:

Các DN sản xuất, lắp ráp ô tô đang hoạt động được tiếp tục hoạt động kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Từ ngày 01/07/2020, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện qui định tại Nghị định này.

Đối với việc cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô:

- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tô được thực hiện theo quy định hiện hành đến hết ngày 31/12/2017. Riêng việc nhập khẩu ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống, loại chưa qua sử dụng, thực hiện theo Thông tư 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống đến hết 31/12/2017;

- Kể từ ngày 01/01/2018, DN chỉ được phép nhập khẩu ô tô sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định này;

- Không phụ thuộc vào các quy định nhập khẩu ô tô như đã nêu trên, các DN đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trước ngày 31/12/2017 được quyền nhập khẩu ô tô kể từ ngày Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô có hiệu lực.

  •  5086
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…