DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghề luật là nghề "cho đi"

Mình là một người trẻ mới bước vào nghề vài năm, chắc chắn đó là con số quá nhỏ và chưa đủ để hiểu và đánh giá được bản chấn của nghề Luật. Nhưng với những cảm nhận, đánh giá của cá nhân mình, mình cũng bắt đầu “hiểu hiểu” về nó rồi. Đương nhiên, thế giới quan của mỗi người một khác nhau, hoàn cảnh sống, điều kiện làm việc của mỗi người một khác nhau nên thật khó để có một quy chuẩn chung để đánh giá được bản chất của nghề Luật được. Nên mọi chia sẻ của mình ở bài viết này đều được viết ra dưới góc độ quan điểm cá nhân, các anh chị khác thấy nghề Luật “như thế nào” thì xin chia sẻ để cùng nhau biết thêm ạ.

1. “Nghề Luật là nghề cao quý” – Đừng bị ngộ nhận

Đương nhiên nghề nào ở trong xã hội này nếu không trái pháp luật, trái đạo đức thì đều cao quý cả. Tuy nhiên thực tế mình đọc ở nhiều thấy nhiều quan điểm rằng “Nghề Luật là nghề cao quý”, điều này vô hình chung khiến cho đa phần dân luật còn non tư bị ảo tưởng, đặc biệt là các bạn sinh viên ôm bằng giỏi khi ra trường. Đúng là nghề luật có phần nào đó được xã hội coi trọng phần nhiều hơn một tí so với mặt bằng chung, bởi tâm lý đám đông ở xã hội hiện nay thì những người biết luật, hiểu luật là “thứ gì đó” khá là “ghê gớm”. Nhưng các bạn sinh viên mới ra trường cần nhớ rằng, ranh giới giữa việc “biết luật” và “hiểu luật” tuy ngắn nhưng không ngắn chút nào. Nếu các bạn cố gắng, đi đúng hướng thì khoảng cách đó sẽ bị rút lại rất nhanh, còn không thì nó luôn vô chừng và bất định. Và sinh viên luật mới ra trường thì đa số chỉ dừng lại ở mức biết luật (trừ những bạn thật sự xuất sắc, tỉ lệ này cực nhỏ), các bạn biết luật cần phải va chạm công việc thực tế nhiều mới thật sự tiến tới việc hiểu luật ra làm sao. Một ví dụ đơn giản, như ngay ở Tp. HCM việc đăng ký đất đai của mỗi quận lại áp dụng một khác về trình tự nộp hồ sơ. Hay như việc làm Căn cước công dân, Luật không hề quy định là phải làm căn cước ở nơi đăng ký thường trú, tuy nhiên thực tế thì hiện nay các bạn đăng ký tạm trú ở TP HCM khi đi làm căn cước tại TP đều bị tư chối cả…

 Khi các bạn “hiểu luật” thì đúng là khi đó các bạn mới “khá là ghê gớm” trong mắt xã hội các bạn ạ :3 Cho nên nghề luật của bạn có cao quý hay không còn tùy thuộc vào bạn nữa, chứ không phải là làm nghề luật là “auto cao quý”, các bạn đừng nên tự luyến mình mà những câu truyền miệng như kia.

2. Nghề Luật như làm dâu 2 3 họ

Mình trải qua kha khá nhiều job với nghề Luật, như là “shipper pháp lý”, làm tư vấn, làm trợ lý tố tụng, làm pháp chế. Mỗi đầu việc mình đều làm đủ lâu để hiểu được phần nào bản chất, đặc thù của các công việc này. Mỗi công việc có những đặc điểm riêng, tuy nhiên tựu chung lại mình thấy rằng nghề luật khi các bạn dấn thân vào thì đúng kiểu làm dâu… 2 3 họ (không đến trăm họ đâu).

Làm tranh tụng thì các bạn phải làm dâu với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thân chủ, Luật sư đối phương (nếu có)… đối với mỗi chủ thể mà bạn “làm dâu”, đòi hỏi các bạn phải có những kỹ năng ứng xử khác nhau để đi đến mục đích cuối cùng là hiệu quả công việc. Thậm chí là bạn phải biết cách cư xử ngoài phạm vi “pháp luật cho phép” đấy các bạn ạ.

Làm pháp chế thì cá bạn cũng phải làm dâu nhiều họ lắm. Ngoài những cơ quan, tổ chức như trên thì các bạn phải làm dâu một “người” khó tính hơn nhiều, đó là Sếp. Vâng, đặc thù của công việc pháp chế là phải đem lợi ích về cho doanh nghiệp của mình (đôi khi phải bất chấp). Cho nên áp lực đủ bề đè lên các bạn ạ.

Làm tư vấn, đại diện ngoài tố tụng cũng thế… khách hàng thì rấ vô chừng. Trông xã hội có dăm bảy loại người, thì khách hàng cũng vậy, cũng có dăm bảy loại khách hàng và không phải ai cũng làm mình “thoải mái” được. Nhưng bản chất là một nghề dịch vụ thì “khách hàng luôn đúng” các bạn ơi. Các bạn phải trải qua những cảm giác khách hàng đay nghiến, khó chịu, cau có… tới mức tưởng chừng không thể chấp nhận được… nhưng rồi các bạn cũng phải chấp nhận thôi, vì khách hàng là Thượng đế mà.

Còn những công việc khác như Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá, Thẩm phán, KSV… thì mình chưa và chắc là không trải qua nên mình xin nhường phần này lại cho các anh các chị trong diễn đàn để các anh các chị chia sẻ tiếp cho các em học tập :3

3. Nghề luật – Cho đi chưa chắc đã được nhận lại

Điều này được hiểu đúng theo nghĩa đen luôn. Bạn sẽ trải qua cảm giác dành cả tiếng đồng hồ để viết một cái thư tư vấn hay dành cả tiếng đồng hồ để ngồi trò chuyện với khách hàng để rồi những thứ bạn nhận lại được là những câu chửi bới tục tỉu, vô văn hóa hay thậm chí là những hành động thượng cẳng tay, hạ cẳng chân… điều đó là một điều không bình thường nhưng khi làm nghề này thì các bạn sẽ buộc phải coi nó “bình thường” và phải xem đó là một phần của áp lực công việc bạn sẽ phải chịu.

Ngoài ra, việc “bùng” phí cũng không phải là điều hiếp gặp. Cho đi chưa chắc nhận lại đúng theo nghĩa đen 100% luôn.

 

 

  •  6094
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…