DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghề Luật buộc phải thuộc nằm lòng câu giáo đầu...

 
“Anh có quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì anh nói có thể và sẽ được sử dụng để chống lại anh trước toà”.

.

Câu nói này được gọi là Miranda Warning (tạm dịch là Cảnh báo Miranda) và là câu nói “cửa miệng” của cảnh sát khi bắt giữ tội phạm trong những bộ phim hành động Hoa Kỳ. Tuy đơn giản, nhưng nó đã phản ánh bản chất giản đơn nhất của nguyên tắc: suy đoán vô tội.

Nguyên tắc suy đoán vô tội (presumption of innocence) được định nghĩa là nguyên tắc cơ bản nhất trong lĩnh vực Tố tụng hình sự (TTHS), một cá nhân không thể bị coi là có tội cho đến khi cơ quan công tố chứng minh được tội và không còn tồn tại bất cứ sự nghi ngờ cũng như chứng cứ nào chứng minh rằng bị cáo vô tội.  Điều này có nghĩa là nghĩa vụ chứng minh trong TTHS được đảm nhiệm bởi cơ quan công tố, và nếu cơ quan công tố không chứng minh được bị cáo có tội hoặc còn tồn tại bất cứ sự nghi vấn hay chứng cứ nào không củng cố cho sự chứng minh có tội thì bị cáo phải được tuyên vô tội. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng cơ quan công tố trong quá trình điều tra phải gánh vác nghĩa vụ chứng minh từng vấn đề một liên quan đến tội phạm và việc chứng minh đó phải không được để lại bất cứ một nghi ngờ nào và bị cáo không phải chịu trách nhiệm gì trong việc chứng minh. 
.
.
 
Suy đoán vô tội là một nguyên tắc có cội nguồn từ thời La Mã cổ đại khi vào thế kỷ thứ 6, hoàng đế La Mã Justinian đã ban hành một bản tóm lược luật La Mã được gọi là “Digest of Justinian”, trong đó một quy định về nguyên tắc chung liên quan đến chứng minh là: Ei incumbit probatio qui dicit, non qui negat – có nghiã “chứng minh là công việc thuộc về anh ta, người khẳng định, chứ không phải là người phủ định” . Sau đó, trong các triều đại La Mã, nguyên tắc này được áp dụng trong quá trình xét xử hình sự và bắt đầu khẳng định nghiã vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội và một hệ quả tất yếu là bị cáo luôn được coi là vô tội. Tuy nhiên, suy đoán vô tội chỉ chính thức được xem như một nguyên tắc mang tính công cụ pháp luật bởi luật gia người Pháp Jean Lemoine nhằm ủng hộ cho một cách suy luận mang tính pháp lý rằng hầu hết mọi người không phải là tội phạm . Để đảm bảo cho phương thức này được thể hiện một cách triệt để trong hệ thống luật pháp, ba nguyên tắc cốt lõi được đặt ra để có thể áp dụng trong tất cả các phiên toà hình sự bao gồm :
.
 
1. Căn cứ vào những sự kiện có thật liên quan đến vụ án – cho dù việc phạm tội có xảy ra và bị cáo có tội hay không – cơ quan công tố phải hoàn toàn gánh vác nghĩa vụ chứng minh.
.
 
2. Căn cứ vào những sự kiện có thật liên quan đến vụ án, bị cáo không có bất kỳ nghĩa vụ chứng minh nào. Bị cáo không cần phải trình bày chứng cứ, gọi nhân chứng hay làm bất cứ điều gì để chứng minh mình vô tội và điều này không được xem là cơ sở để chống lại bị cáo.  
.
 
3. Toà án phải hoàn toàn dựa trên cơ sở là những chứng cứ được trình bày trước toà để dựa vào đó ra phán quyết và không được phép suy diễn theo hướng không tốt cho bị cáo chỉ vì bị cáo bị truy tố và cáo buộc bởi cơ quan công tố.
 

 

  •  4685
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…