DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ngành nghề kinh doanh

Dear luật sư,

Công ty tôi 100% vốn đầu tư nước ngoài. Công việc chúng tôi là nhận yêu cầu từ khách hàng, sau đó, phân tích và thiết kế. Tiếp theo viết phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình, Sau khi hoàn thành, kiểm tra chất lượng sản phẩm rồi thực hiện bàn giao sản phẩm phần mềm cho khách hàng. Các sản phẩm làm ra là các ứng dụng để sử dụng trên Smartphone điện thoại thông minh.

Với công việc như trên có thể xem là hoạt động sản xuất phần mềm như Điều 5 thông tư 16/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập nhưng trong nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đầu tư công ty được mô tả như sau:

1) Dịch vụ thực hiện phần mềm, bao gồm:

Dịch vụ lập trình ( Mã ngành kinh tế Việt Nam: 6201; Mã CPC: 842 )

Dịch vụ bảo dưỡng hệ thống ( Mã ngành Kinh tế Việt Nam: 6209; Mã CPC: 842 )

2) Dịch vụ tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính ( Mã ngành kinh tế Việt Nam: 6202, Mã CPC: 841 )

Tất cả ngành nghề được mô tả trong nội dung đăng ký kinh doanh đều liên quan đến dịch vu. Theo tham khảo một số thông tin, thì sản xuất phần mềm cũng nằm trong doanh mục mã ngành kinh tế VN 6201. Nhưng theo Điều 7 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì “Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê.”
Tôi lo lắng không biết nếu như vậy công ty có hoạt động trái ngành nghề đã đăng ký kinh doanh không? Giải pháp cho vấn đề này như thế nào? Công ty tôi cần phải thêm vào/điều chỉnh nội dung đăng ký ngành nghề hay không?


Mong nhận hồi âm từ luật sư.

Cám ơn luật sư.

  •  2646
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…