DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nêu sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hành khách thông thường với dịch vụ vận chuyển hành khách vì lợi ích công cộng

1. Hợp đồng vận chuyển:

1.1. Khái niệm – Nội dung 1

* Sự thỏa thuận giữa các chủ thể dân sự mà theo đó, một bên thực hiện công việc vận chuyển hành khách, tài sản đến một địa điểm theo thỏa thuận và được hành khách hoặc bên có tài sản vận chuyển trả cước phí vận chuyển

Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển:

– Mang các đặc điểm chung của hợp đồng (xem đề cương vấn đề 4) và hợp đồng có đối tượng là công việc (xem đề cương vấn đề 8);

– Đối tượng là công việc có tính chất dịch vụ có sự thay đổi về không gian và địa điểm và không tạo ra tài sản mới;

– Là loại hợp đồng song vụ;

– Là loại hợp đồng đền bù, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác.

Phân loại hợp đồng vận chuyển:

– Căn cứ vào hình thức:

+ Hợp đồng mẫu;

+ Hợp đồng không phải là hợp đồng mẫu: văn bản, miệng.

– Căn cứ vào loại hình vận chuyển:

+ Hợp đồng vận chuyển hàng không;

+ Hợp đồng vận chuyển đường sắt;

+ Hợp đồng vận chuyển đường thủy;

+ Hợp đồng vận chuyển đường bộ.

– Căn cứ đối tượng được vận chuyển:

+ Hợp đồng vận chuyển hành khách;

+ Hợp đồng vận chuyển tài sản.

– Căn cứ vào địa điểm đi và đến và pháp luật áp dụng

+ Hợp đồng vận chuyển quốc tế;

+ Hợp đồng vận chuyển trong nuớc.

– Căn cứ vào điều kiện đăng kinh doanh:

+ Dịch vụ vận chuyển có đăng ký;

+ Dịch vụ vận chuyển không đăng ký.

* Xác định các biện pháp bảo đảm có thể dc áp dụng cho hợp đồng vận chuyển và quyền, nghĩa vụ của các bên khi xử lý tài sản bảo đảm.

1.2. Hợp đồng vận chuyển hành khách

* Khái niệm – Nội dung 2

– Khái niệm: là hợp đồng vận chuyển mà theo đó một bên (bên vận chuyển) phải thực hiện công việc vận chuyển hành khách đến một đị a điểm nhất định trong thời hạn thỏa thuận với bên thuê vận chuyển.

– Đặc điểm:

Mang đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;

Đối tượng được vận chuyển là con người – hành khách + hành lý của hành khách (trong hợp đồng vận chuyển hành khách đã bao gồm vận chuyển tài sản của hành khách với những điều kiện hạn chế từ phía bên vận chuyển hoặc pháp luật qui định);

+ Thiệt hại do vi phạm hoặc rủi ro trong hợp đồng vận chuyển hành khách liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Do đó, bảo hiểm hành khách là bảo hiểm bắt buộc. Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng cho hợp đồng này.

* Các loại hình vận chuyển hành khách:

– Vận chuyển đường bộ;

– Vận chuyển hàng không;

– Vận chuyển đường sắt;

– Vận chuyển đường thủy.

Lưu ý: những điểm khác biệt giữa các hợp đồng theo từng loại hình vận chuyển trên

* Hình thức của hợp đồng – Nội dung 3

– Hợp đồng miệng:

– Hợp đồng văn bản: thường ở loại hợp đồng mẫu (vé vận chuyển). Hình thức giao kết bằng việc bên thuê vận chuyển thanh toán trước tiền cước vận chuyển và nhận vé vận chuyển, trừ khi các bên hoặc pháp luật qui định khác.

* Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 4

Xác định theo hình thức của hợp đồng vận chuyển:

– Hợp đồng miệng: tính từ thời điểm các bên đã thỏa thuận được nội dung chủ yếu của hợp đồng;

– Hợp đồng bằng văn bản: căn cứ vào thời điểm giao kết (bên sau cùng ký, bên thuê vận chuyển thanh toán tiền cước vận chuyển và nhận vé…)

* Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 5

Công việc vận chuyển trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định và kết quả là bên được vận chuyển (hành khách) đến được địa điểm theo thỏa thuận.

Đặc điểm:

– Đối tượng được vận chuyển là con người;

– Dịch vụ vận chuyển hành khách là loại dịch vụ có điều kiện;

* Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 6

Bên vận chuyển – Chủ thể cung cấp hoặc thực hiện công việc vận chuyển:

– Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với quan hệ hợp đồng vận chuyển hành khách;

– Nếu là chủ thể kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách thì phải có đăng ký kinh doanh và được cấp phép kinh doanh vận chuyển hành khách;

– Phải có các phương tiện vận chuyển hành khách phù hợp với các tiêu chuẩn được qui định trong pháp luật.

* Bên thuê vận chuyển – chủ thể thuê bên vận chuyển thực công việc vận chuyển hành khách

– Bên thuê vận chuyển đồng thời là hành khách

– Bên thuê vận chuyển nhưng không đồng thời là hành khách (Ví dụ: công ty du lịch thuê hãng hàng không Việt Nam trở khách du lịch của mình dưới hình thức trọn gói từ Hà Nội sang băngkok – Thái Lan)

Điều kiện:

– Bên thuê vận chuyển hoặc hành khách được vận chuyển phải có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng vận chuyển;

– Không thuộc các trường hợp bị cấm tham gia các hoạt động vận chuyển hành khách;

– Nếu thuộc diện tham gia hạn chế các hoạt động vận chuyển hành khách thì phải đảm bảo các điều kiện mà bên vận chuyển hoặc pháp luật qui định.

Giá thuê dịch vụ vận chuyển – Nội dung 7

– Theo thỏa thuận;

– Theo qui định của pháp luật

* Nội dung của hợp đồng vận chuyển – Nội dung 8

– Điều khoản cơ bản;

– Điều khoản thông thường;

– Điều khoản tùy nghi

Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng vận chuyển hành khách khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: thời hạn vận chuyển, địa điểm đến…)

* Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 9

– Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển. Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên vận chuyển khi họ thực hiện công việcvận chuyển hành khách mà không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Nếu đó là điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển); không mua bảo hiểm cho hành khách; thực hiện không đúng, không đủ, không thực hiện công việc; khi họ ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi bên thuê vận chuyển không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền cước; khi bên thuê vận chuyển hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên không đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…

– Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển: Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên thuê vận chuyển khi bên vận chuyển không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến công việc vận chuyển (nếu đó là điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển); khi bên vận chuyển thực hiện không đúng, không đủ, không thực hiện công việc; khi bên vận chuyển ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi bên thuê vận chuyển không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền thuê vận chuyển; khi bên hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên không đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…

– Xác định các biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho hợp đồng vận chuyển và trách nhiệm của các bên trong trường hợp hợp đồng vận chuyển hành khách có bảo đảm.

2.9. Chấm dứt hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 10

– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);

– Chấm dứt theo thỏa thuận;

– Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”

  •  4444
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…