DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân hiểu sao cho đúng?

Cùng với cá nhân thì pháp nhân là chủ thể quan trọng, phổ biến trong các quan hệ dân sự nên pháp nhân cũng phải có năng lực pháp luật dân sự như cá nhân. Theo quy định của BLDS 2015 “Pháp nhân là tổ chức được thành lập một các hợp pháp, theo cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”. Ngoài ra pháp nhân còn nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập. Cùng với cá nhân thì pháp nhân là chủ thể quan trọng, phổ biến trong các quan hệ dân sự nên pháp nhân cũng phải có năng lực pháp luật dân sự như cá nhân.

Khoản 1 Điều 86 BLDS 2005 định nghĩa năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: “năng lực dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền, và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Bởi vì cụm từ “phù hợp với mục đích hoạt động của mình” mà quy định này đã tạo nên nhiều quan điểm khác nhau.

Có quan điểm giải thích năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, nghĩa là khác với cá nhân năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phụ thuộc vào mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Nếu cá nhân có pháp luật dân sự như nhau, thì pháp nhân khác nhau có năng lực pháp luật dân sự khác nhau vì bị chi phổi bởi mục đích hoạt động, khi pháp nhân thay đổi mục đích hoạt động thì quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng thay đổi theo.

Cuối cùng Điều luật đã bị sửa đổi, bổ sung trong BLDS 2015 theo hướng “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự” (đã bỏ cụm từ phù hợp với mục đích hoạt động của mình, tức năng lực pháp luật không bị bạn chế bởi mục đích hoạt động) và năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ Luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Với nội dung này, đã có sự thay đổi tư duy về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo hướng năng lực này chỉ bị hạn chế trong trường hợp có “quy định khác” nên đối với từng vấn đề cụ thể, nếu BLDS và luật khác có liên quan không có quy định giới hạn năng lực pháp luật dân sự thì pháp nhân đương nhương có năng lực pháp luật dấn sự như cá nhân.

  •  12411
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…