DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nấm thức thần: có nên được xếp vào danh mục các chất ma túy?

Nếu trước đây đã một thời bóng cười từng gây sóng gió trong giới trẻ bởi cảm giác phiêu sau khi ngửi vào thì thời gian gần đây lại rộ lên 1 trào lưu mới đó là NẤM THỨC THẦN.

Nhiều người trong giới trẻ “thượng lưu” muốn tìm kiếm trạng thái cảm giác thức thần như đi lạc vào một thế giới khác, họ gọi đó là những cuộc “trip”. Những bạn trẻ đó thừa nhận cảm giác sau khi ăn nấm thức thần là một dạng ngộ độc nhưng không đến mức nguy hiểm tính mạng. Nếu may mắn, người ăn nấm sẽ có một chuyến du lịch tốt đẹp (good trip), còn nếu không may thì sẽ có một chuyến du lịch xui xẻo (bad trip). Đối với “good trip” thì người sử dụng có thể tìm được cảm giác vui vẻ, thoải mái, tuy nhiên, nếu không may lạc vào “bad trip” thì cần có người kéo quay trở lại thực tế. Có trường hợp một anh bạn đã từng có một “bad trip” là muốn giết cả anh ta và bạn gái, cho nên tốt nhất bạn nên cẩn thận với những gì có thể xảy ra...”.

Nguy hiểm là vậy nhưng hiện nay loại nấm này trên thị trường rất nhiều, cứ cần là có kể cả nấm khô và phôi nấm về trồng. Giá dao động 300.000-350.000 đồng/3 g nấm khô, tương đương một chuyến “trip”.

Theo Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47 Công an TP Hà Nội) cho biết trong thời gian qua đơn vị này đã phát hiện và bắt giữ một số vụ mua bán, vận chuyển nấm thần  vào Việt Nam.

Theo kết quả giám định thì trong các loại nấm trên có chứa chất ma túy psilocine , psilocybine thuộc danh mục 1 được quy định trong Nghị định 73/2018/NĐ-CP. Đây là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Psilocine và psilocybine, là chất gây ảo giác có trong danh mục chất ma túy bị cấm. Psilocine và psilocybine là hai hoạt chất có trong cây nấm đã bị đưa vào Công ước Liên Hiệp Quốc từ năm 1971 và hiện bị cấm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

  •  14016
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…