DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Năm 2020 mức bồi thường thiệt hại trong dân sự tăng vượt bậc?

Năm 2020 mức bồi thường thiệt hại trong dân sự tăng vượt bậc?

Tham khảo:

>>> Khi nào cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do bị cáo là chưa thành niên gây ra?

>>> Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại;

>>> 04 trường hợp được giảm mức bồi thường thiệt hại;

Tiếp tục với sức nóng của việc tăng lương cơ sở từ 1.49 triệu đồng theo quy định hiện hành lên 1.6 triệu đồng theo dự kiến của chính phủ, đã kéo theo hàng loạt các khoản chi phí khác tăng theo, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự cũng được xem là tăng đáng kể mà người vi phạm cũng cần phải lưu ý, cụ thể tăng như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo Bộ luật dân sự 2015 tại điều 584 đã quy định cụ thể về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm như sau:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Do đó, theo các căn cứ nêu trên nếu người nào có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến người khác trong một số trường hợp cụ thể sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Cụ thể mức bồi thường như thế nào cũng được Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ tại mục 2, mục 3 Chương XX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được tổng hợp một số hành vi phổ biến dưới bảng sau.

Mức bồi thường cụ thể trong các trường hợp phổ biến

Theo đó, căn cứ thêm đề xuất của chính phủ về việc tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng thì mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 cũng tăng vượt bậc.

STT

Mức bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

Mức bồi thường tối đa bị ấn định theo quy định, nếu không tự thỏa thuân được

Mức bồi thường tối đa theo quy định hiện hành

(Mức lương cơ sở 1.49 triệu đồng, căn cứ: Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Mức bồi thường tối đa từ 01/07/2020

(Mức lương cơ sở dự kiến 1.6 triệu đồng theo đề xuất của Chính Phủ.

1

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

(Căn cứ: khoản 2 Điều 590

74 500 000 đồng

80 000 000 đồng

2

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

(Căn cứ Điều 591)

149 000 000 đồng

160 000 000 đồng

3

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín

- Thiệt hại về mồ mả bị xâm phạm

Không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

(Căn cứ Điều 592 và Điều 607)

14 900 000 đồng

16 000 000 đồng

4

Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm

Không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

(Căn cứ Điều 606)

44 700 000 đồng

48 000 000 đồng

Do đó, từ nay phải cẩn thận hơn, hạn chế gây thiệt hại đến người khác, tránh trường hợp lương tăng dẫn đến ăn chơi xa đọa và gánh hậu quả khó lường.

  •  5385
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…