DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Năm 2020: ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

Đây là một trong những nội dung mới được đề cập tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cụ thể:

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) 2015 đã có nhiều quy định đảm bảo đường lối, chủ trương của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, từ giai đoạn lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (giai đoạn xây dựng, phân tích, đánh giá, thẩm định và thông qua chính sách) đến giai đoạn soạn thảo, ban hành văn bản (soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua dự án, dự thảo).

Các quy định của Luật ban hành VBQPPL 2015 đã góp phần bảo đảm các chính sách, pháp luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng. Chính phủ và các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật khác thực hiện nghiêm túc việc xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy Đảng về các chính sách và vấn đề lớn, quan trọng tại các dự án, dự thảo VBQPPL ở các giai đoạn khác nhau của quy trình lập pháp.

Tuy nhiên, thực tiễn lập đề nghị xây dựng và soạn thảo, ban hành VBQPPL, thời gian qua cho thấy một số tồn tại sau:

- Các cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra thường chỉ tập trung vào việc đảm bảo các chính sách, nội dung của dự án, dự thảo phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; chưa chú trọng đánh giá mức độ cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng.

- Việc xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban cán sự Đảng, các cấp ủy Đảng có lúc chưa được kịp thời.

- Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban cán sự Đảng, các cấp ủy Đảng chưa được quy định cụ thể.

Do vậy, để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải bổ sung nguyên tắc “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, đồng thời bổ sung yêu cầu cũng như đánh giá mức độ thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng trong lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản, thẩm định, thẩm tra, cho ý kiến trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.  

Ngoài ra, Dự luật này cũng sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về căn cứ ban hành văn bản, bãi bỏ văn bản, văn bản hết hiệu lực, cụ thể trong thực tế gặp phải khó khăn khi thực hiện các quy định hạn chế thẩm quyền ban hành VBQPPL:

- Nhiều bộ, cơ quan ngang bộ gặp khó khăn khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các Thông tư liên tịch đã ban hành trước ngày Luật ban hành VBQPPL 2015 có hiệu lực vì Luật đã bỏ hình thức Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Một số địa phương gặp khó khăn trong việc xác định nội dung nào cấp huyện, cấp xã được ban hành bằng hình thức VBQPPL theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; việc xác định hình thức văn bản để bãi bỏ VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã đã ban hành trước ngày Luật ban hành VBQPPL 2015 có hiệu lực.

Chi tiết Dự thảo Luật sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 mời các bạn xem tại file đính kèm.

  •  8056
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…