DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Muốn ly hôn, chồng bị tâm thần?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quan hệ hôn nhân được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện. Chính vì việc kết hôn được các bên tự nguyện xác lập nên việc ly hôn cũng sẽ được giải quyết theo cơ chế tự nguyện. Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần thì dường như việc ly hôn khó có thể giải quyết được.

ly hon voi chong bi tam than, ly hôn với chồng bị tâm thần, tư vấn hôn nhân gia đình, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn

Vừa qua Tòa án nhân quận A. đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn do chị Lê Thị B. nộp đơn ra tòa, với lý do: hiện tại chồng chị đang bị bệnh tâm thần – mất năng lực hành vi dân sự nên không thể giải quyết; đến khi nào chồng chị khỏi bệnh thì tòa sẽ thụ lý giải quyết.

Về tình mà nói, cuộc hôn nhân này đã không thể đạt được mục đích ban đầu. Người chồng – người cha theo lẽ là trụ cột trong gia đình, có trách nhiệm lo lắng, bảo bọc vợ con. Vậy mà nhiều năm naychồng chị B trở nên điên loạn, thường xuyên đánh đập mẹ con chị, bao nhiêu gánh nặng trút lên vai. Nay chị muốn thoát ra khỏi bế tắc này thì lại không thể.

Tuy nhiên về lý mà nói, quyết định của TAND quận A. hoàn toàn không trái pháp luật bởi khoản 4 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 có nêu rõ “…người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự”, chính vì vậy họ không thể tham gia vào các vụ án dân sự nếu không có sự tham gia của người đại diện. Cũng vì 1 lý do đơn giản, nếu 1 người đã không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thử hỏi người đó làm sao có thể ra tòa để trình bày mong muốn, nguyện vọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình được.

 

Vướng mắc trong việc xác định giám hộ

Theo quy định pháp luật hiện hành, có 2 loại đại diện: đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật. Nhưng 1 người đã mất năng lực hành vi dân sự thì hoàn toàn không thể có khả năng ủy quyền cho bất kì ai làm người đại diện cho mình. Chính vì vậy người giám hộ của họ cũng sẽ người đại diện theo pháp luật cho họ. Hay nói cách khác chỉ cần xác định được người giám hộ thì có thể đưa vụ án này ra giải quyết. Tuy nhiên đây chính là nút thắt mà các cơ quan chuyên ngành vẫn chưa tìm ra được cách tháo gỡ bởi lẽ việc xác định người giám hộ cho người bị bệnh tâm thần trong vụ án ly hôn vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc.(Còn trong trường hợp người ta hok có người giám hộ thì…)

 

Điều 62 Bộ luật dân sự 2005 có nêu rõ “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”. Như đã nói ở trên, người giám hộ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ khi tham gia các giao dịch dân sự, và phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 67 Bộ luật dân sự 2005. Khi đã xác lập quan hệ hôn nhân, trở thành vợ chồng của nhau thì việc vợ hoặc chồng đứng ra làm người giám hộ để bảo vệ quyền lợi ích cho người còn lại là điều đương nhiên bởi có 1 sợi dây vô hình ràng buộc họ cả về nhân thân và tài sản. Tuy nhiên, đối với vụ án ly hôn, quy định này sẽ không được áp dụng vì lúc này vợ và chồng đang muốn cắt đứt “sợi dây ràng buộc” đó và họ đứng ở 2 địa vị pháp lý hoàn toànkhác nhau – 1 bên là nguyên đơn, 1 bên là bị đơn, họ đối lập nhau về quyền và nghĩa vụ. Nếu để vợ hoặc chồng đại diện cho người còn lại tham gia vào vụ án ly hôn thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại như quyền nuôi con, phân chia tài sản,… vì tâm lý ai cũng muốn phần lợi nhiều hơn thuộc về mình.

 

Để tháo gỡ gút mắc này, một số người đã viện dẫn các quy định của pháp luật dân sự về việc chọn người giám hộ như: cha, mẹ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể trở thành người giám hộ cho người đó; UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị mất năng lực hành vi dân sự cư trú có thể cử người giám hộ cho người đó. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, tất cả những trường hợp này chỉ có thể được áp dụng khi người bị mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên – là vợ hoặc chồng của người đó. Và cho đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có bất kì quy định nào liên quan đến việc xác định người giám hộ (hay đại diện theo pháp luật) cho người bị mất năng lực hành vi dân sự.

 

Chồng bị bệnh tâm thần – không thể tham gia vụ án ly hôn. Vợ là đại diện theo pháp luật– lại không thể được vì họ đối lập nhau về quyền và nghĩa vụ. Chọn người đại diện khác – càng không thể vì vợ là người đại diện đương nhiên. Tất cả những quy định trên vô hình chung đã tạo thành 1 vòng tròn lẩn quẩn trói buộc người vợ trong cuộc hôn nhân vốn đã chết từ lâu. Mong rằng các cơ quan chuyên ngành sẽ sớm có giải pháp hợp lý để chị B. và nhiều người đồng cảnh ngộ khác có thể thoát khỏi bế tắc.

PLF.vn

Nguồn: http://plf.vn/tin-tuc/47/muon-ly-hon-chong-bi-tam-than

  •  14957
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…