DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Muốn đăng ký thành viên mạng xã hội phải cung cấp số CMND?

Sau khi Nghị dịnh 72/2013/NĐ-CP được ban hành đã có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh, mà phản đối thì có lẽ là nhiều hơn. Trên thực tế thì nội dung Nghị định này không khác biệt so với cái Nghị định mà nó thay thế mà chỉ là làm rõ hơn nội dung mà thôi.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã đưa ra bản Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Trong đây có một số nội dung đáng chú ý đặc biệt là yêu cầu các cá nhân đăng ký làm thành viên trang tin điện tử hoặc mạng xã hội phải cung cấp số CMND hoặc hộ chiếu.

Điều 2. Quy định chung đối với hoạt động của trang thông tin điện tử và mạng xã hội

6. Các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, giấp phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được chuyển nhượng, chuyển quyền quản lý, sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép, muốn ngừng hoạt động phải thông báo (trước 10 ngày làm việc) bằng văn bản cho cơ quan cấp phép và phải nộp lại bản gốc giấy phép được cấp.

Điều 3. Điều kiện cấp phép thiếp lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
 
1. Điều kiện về nhân sự quản lý:
 
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp hoặc là người được người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp ủy quyền. Người được ủy quyền phải là cấp phó của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp; có quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam; tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên;
 
2. Điều kiện về tài chính, kỹ thuật
 
a) Về tài chính.
Có phương án tài chính bảo đảm điều kiện hoạt động tối thiểu trong 02 năm đầu;
b) Về kỹ thuật.
Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của hệ thống, thông tin người dùng Internet truy cập hệ thống trong suốt thời gian hoạt động;
- Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn mọi truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thông tin;
- Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra;
- Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng, và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. 
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội: Triển khai hệ thống yêu cầu thành viên tham gia mạng xã hội phải thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân gồm: họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ. Triển khai kết nối, xác thực thông tin dữ liệu với hệ thống dữ liệu cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền..
 
3. Điều kiện về tổ chức, nhân sự
a) Bộ phận quản lý nội dung thông tin tối thiểu có 03 người tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên; người đứng đầu có thêm kinh nghiệm tối thiểu 01 năm quản trị nội dung hoặc công việc tương đương;
b) Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 02 người có văn bằng hoặc chứng chỉ đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin từ cao đẳng trở lên.
c) Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trang thông tin điện tử, mạng xã hội có trách nhiệm phối hợp thường xuyên với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý khẩn trương các trường hợp vi phạm ngay khi có yêu cầu.
d) Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, có quy trình quản lý thông tin công cộng.
đ). Đối với trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội, phải có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội và đăng tải công khai trên trang chủ của mạng xã hội. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội đảm bảo các thành viên phải đồng ý thỏa thuận sử dụng mạng xã hội mới được sử dụng các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội.
đ) Xây dựng cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát, loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 
e) Có quy chế quản lý nguồn tin trích dẫn đối với trang thông tin điện tử tổng hợp; hoặc quy chế trao đổi thông tin công cộng đối với mạng xã hội, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền bảo đảm loại bỏ thông tin công cộng vi phạm các quy định của pháp luật.
 
Điều 8. Hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 72  bảo đảm các yêu cầu sau:
 
1. Lưu trữ toàn bộ thông tin đăng ký của người sử dụng cho phép kết nối xác thực thông tin người dùng với hệ thống mã số cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
 
2. Lưu trữ toàn bộ lịch sử hoạt động đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp và cung cấp, chia sẻ thông tin của người sử dụng trên mạng xã hội
 
3. Cho phép thực hiện và lưu giữ toàn bộ hoạt động kiểm duyệt thông tin được đăng tải trên trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
 
4. Khi phát sinh các yêu cầu từ hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, toàn bộ hệ thống máy chủ không đặt tại Việt Nam cũng phải thực hiện theo. 
 
5. Tại bất kỳ thời điểm nào cho phép thực hiện đầy đủ các yêu cầu thanh, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng, cũng như việc giải quyết khiếu nại của người dùng theo quy chế, thỏa thuận sử dụng của trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và các quy định pháp luật liên quan.
 
Điều 9: Quy định việc thực hiện đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người sử dụng dịch vụ khác trên mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội như sau:
 
1. Thông tin cá nhân: 
 
a. Xây dựng cơ chế đảm bảo thành viên tham gia mạng xã hội phải thực hiện đăng ký thông tin cá nhân tối thiểu gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số CMTND hoặc hộ chiếu. 
b. Kiểm tra, giám sát việc đảm bảo cung cấp thông tin của thành viên, chỉ những thành viên cung cấp đủ thông tin cá nhân mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc ung cấp thông tin trên mạng xã hội.
c. Phối hợp, thực hiện việc tra soát thông tin cá nhân với hệ thống quản lý mã số công dân theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
 
2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo thông tin cá nhân, thông tin riêng không bị đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy. 
 
3. Thực hiện cảnh báo rủi ro cho người sử dụng khi lưu trữ, trao đổi, và chia sẻ thông tin mạng. 
 
4. Áp dụng cơ chế kiểm duyệt ít nhất 3 lần đối với thông tin đăng ký, thông tin đăng tải, trao đổi, chia sẻ của thành viên gồm có: Bộ lọc từ; nhân sự kiểm duyệt nội dung, cơ chế báo xấu. Áp dụng cơ chế kiểm duyệt riêng biệt và xử lý nhanh chóng đối với các nội dung cấm tại khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
 
5. Áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời khi tự mình phát hiện hoặc nhận được phản ánh hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng đối với các nội dung cấm trên mạng xã hội;
 
Điều:10.  Quy định trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội đối với nội dung thông tin tại khoản 4 điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được hiểu như sau: 
 
a. Đảm bảo tính chính xác, hợp pháp và trung thực của thông tin cá nhân cung cấp khi đăng ký tham gia mạng xã hội; 
b. Đảm bảo nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa, phát tán (kể cả đối với thông tin trên đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập) tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, không vi phạm các quy định cấm, và các quy định pháp luật có liên quan. 
 
Điều 10. Chế độ báo cáo
 
1. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
 
 a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 12 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 
  b) Nội dung báo cáo định kỳ bao gồm: 
- Tên tổ chức, ngày, tháng, năm và ký hiệu giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Nội dung thông tin đang cung cấp, các chuyên mục;
- Danh mục nguồn tin;
- Nhân sự và các biện pháp quản lý thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp. 
c) Doanh nghiệp nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. 
 
2. Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến: 
 
a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 
 
b) Nội dung báo cáo định kỳ bao gồm: 
- Tên tổ chức, ngày, tháng, năm và ký hiệu văn bản xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Các loại hình dịch vụ đang cung cấp;
- Số lượng thành viên sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp đang quản lý và các dữ liệu thống kê theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến có cung cấp dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 và trước ngày 15 tháng 7 hàng năm.
 
3. Địa chỉ gửi báo cáo:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Email: cucptth&ttdt@mic.gov.vn
- Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động.
 
4. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo định kỳ 3 tháng một lần với Bộ Thông tin và Truyền thông (trước ngày thứ 10 của mỗi Quý trong năm) về hoạt động quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên Internet tại địa phương.      
 

 

  •  5567
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…