DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH năm 2020 là bao nhiêu?

Liên quan đến chế độ, quyền lợi của NLĐ khi làm việc thì BHXH luôn là vấn đề được cả NLĐ và NSDLĐ quan tâm, có bao giờ bạn thắc mắc mức lương hằng tháng bạn nhận phải trích bao nhiêu % để đóng BHXH không? Xem nội dung dưới đây để biết nhé: 

* Mức đóng BHXH bắt buộc sẽ được thực hiện như sau:

1. Đối với người lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

BH Thất nghiệp

BHYT

BHXH

BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

BH Thất nghiệp

BHYT

Hưu trí

ốm đau

Hưu trí

ốm đau

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

2. Đối với người lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

BH Thất nghiệp

BHYT

BHXH

BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

BH Thất nghiệp

BHYT

Hưu trí

ốm đau

Hưu trí

ốm đau

-

3%

0.5%

-

3%

-

-

-

-

1.5%

6.5%

1.5%

Tổng cộng 8%

>>> Xem: Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Mức tiền lương tháng đóng tối đa đối với:

BHXH bắt buộc:  Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở (lương cơ sở hiện nay là 1.490.000) và tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

BH thất nghiệp: Mức tối đa không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng, Khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Vùng 1: 4.420.000 đồng/tháng

Vùng 2: 3.920.000 đồng/tháng

Vùng 3:  3.430.000 đồng/tháng

Vùng 4: 3.070.000 đồng/tháng

Lưu ý:

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

-  Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Từ ngày 01/7/2020: Tăng mức tiền lương tối đa tính đóng BHXH bắt buộc:

Theo Nghị quyết 86/2019/QH14 tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2020. Kể từ ngày 01/7/2020, mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bắt buộc là 32 triệu đồng (20 lần mức lương cơ sở mới theo khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 86/2019/QH14). Mức hiện hành là 29,8 triệu đồng (20 lần mức lương cơ sở hiện hành là 1,49 triệu đồng/tháng).

Căn cứ:

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015,

Luật BHXH 2014,

Luật việc làm 2013

Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Nghị định 44/2017/NĐ-CP

Nghị định 143/2018/NĐ-CP

Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 888 và Quyết định 618

- Nghị định 38/2019/NĐ-CP

-  Nghị quyết 86/2019/QH14

  •  47998
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…