DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mua sau khi dùng thử, lưu ý gì?

Mua bán với điều kiện dùng thử là một dạng giao dịch ngày càng phổ biến, được các doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn rất nhiều. Loại giao dịch này không những giúp cho bên bán bán được kha khá sản phẩm mà còn giúp cho bên mua thoải mái và yên tâm khi quyết định mua một cái gì đó.

Hiện nay vấn đề này đang được điều chỉnh bởi Điều 452 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

“1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trước khi nhận vật dùng thử.

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.

2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

3. Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.”

             

Có thể hiểu đơn giản với 03 ý như sau:

- Khi giao kết hợp đồng mua bán các bên có thể thỏa thuận về điều khoản cho phép bên mua được dùng thử vật mua nhưng chỉ được dùng thử trong một thời hạn nhất định. Trong thời hạn dùng thử, bên mua sẽ dựa trên sự đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản mua sau thời gian dùng thử để quyết định mua hoặc không mua tài sản này. Sau thời hạn dùng thử:

+ Nếu bên mua trả lời chấp nhận mua, thời điểm này hợp đồng mua bán mới phát sinh hiệu lực.

+ Nếu bên mua trả lời không đồng ý mua thì hợp đồng mua bán tuy đã giao kết nhưng sẽ không phát sinh hiệu lực.

+ Nếu bên mua im lặng, pháp luật coi như bên mua đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trước khi nhận vật dùng thử.

- Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Nếu có rủi ro xảy ra đối với tài sản thì bên bán phải gánh chịu. Ngoài ra, trong thời hạn dùng thử vật, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh khi bên mua chưa trả lời có mua tài sản hay không sau khi dùng thử.

- Trong trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì hợp đồng mua bán đã giao kết coi như bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận từ nhau. Cụ thể, bên mua phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán nếu vật dùng thử bị mất mát, hư hỏng, giảm sút giá trị do lỗi của bên mua. 

Trên thực tế hiện nay, không thể chối cãi việc số lượng người dùng thử không mua sản phẩn không có dấu hiệu giảm. Vì vậy, người bán phải quảng cáo trung thực về những tính năng sử dụng thực sự của sản phẩm để người mua có thể quyết định mua một cách đúng đắn và đạt được trạng thái hài lòng sau khi mua, tiết kiệm thời gian cho đôi bên.

  •  4095
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…