DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mua hàng không biết chắc chắn nguồn gốc

Kính chào các luật sư,

Tôi rất hay mua hàng mỹ phẩm, nước hoa, quần áo…. trên các website mua sắm trực tuyến của nước ngoài (nhất là vào các đợt giảm giá) và nhờ chuyển hàng về Việt Nam cho nhu cầu cá nhân. Đợt gần đây tôi có quen một người trên mạng (anh A) bán các mã giảm giá, ưu đãi cho các website tôi hay mua hàng. Tôi có mua các mã giảm giá từ anh A và nạp chúng vào tài khoản của tôi tại các website để hưởng ưu đãi khi mua hàng. Tôi đã mua vài lần và việc tiến hành mua sắm đều xảy ra bình thường, còn tôi thì giảm được chi phí mua sắm.

Tuy nhiên, cách đây vài tuần, tôi nghe được một vài người bạn đồng nghiệp của tôi nói rằng có thể các mã giảm giá, ưu đãi đó được anh A mua từ các thẻ tín dụng bị đánh cắp trên mạng. Tôi có tìm hiểu thì được biết rằng các mã giảm giá này của anh A có thể đến từ 1 trong 3 nguồn sau: (I) sử dụng các thẻ tín dụng bị đánh cắp để mua các mã giảm giá đó; (II) tham dự các chương trình trúng thưởng, khảo sát trên các website nước ngoài và được tặng các phần thưởng nhỏ là các mã giảm giá đó; hoặc (III) anh A cũng đi mua từ người khác và bán lại cho tôi. Và tôi không chắc chắn anh A lấy được chúng từ nguồn nào nên đã ngừng mua chúng.

Vậy tôi có 4 thắc mắc:

(1)              Giả sử các mã đó là do anh A mua từ các thẻ tín dụng bị đánh cắp, liệu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho số mã đã mua? (Trường hợp tôi hoàn toàn không biết gì về thông tin số mã đó có từ đâu)

(2)              Gần đây, do website tôi hay mua hàng có khuyến mãi lớn, tôi lại tiếp tục mua các mã đó từ anh A và mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên, do không dùng hết, tôi đã bán lại một số mã cho một số người nước ngoài. Như vậy, tôi không biết rõ nguồn gốc của số mã giảm giá đó, việc tôi vẫn tiếp tục mua của anh A thì sau này liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu số mã đó là do anh A mua từ các thẻ tín dụng bị đánh cắp? (Trường hợp tôi biết có thể số mã đó có từ thẻ tín dụng bị đánh cắp nhưng không chắc chắn thông tin)

(3)              Hành vi bán lại các mã đó cho người khác của tôi có bị quy kết thêm trách nhiệm hình sự gì không?

(4)              Theo tôi được biết trong Khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Trong quá khứ, tôi không hề hay biết, và trong hiện tại, tôi mới chỉ dừng ở sự nghi ngờ, tôi không có bất cứ bằng chứng gì để biết anh A lấy thẻ từ đâu (tôi có hỏi nhưng anh ta không trả lời rõ ràng), sự quen biết chỉ dừng lại là quan hệ trên internet nên tôi không biết gì về anh ta. Vậy nếu bị điều tra, từ “biết rõ” trong quy định trên được định nghĩa như nào? Trong 2 trường hợp trên của tôi có bị coi là “biết rõ” không?

Xin chân thành cảm ơn các luật sư.

  •  2861
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…