DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mua bán xe máy thông qua hợp đồng ủy quyền

Xe gắn máy là phương tiện hết sức quen thuộc và gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam, nhưng cũng bởi vì sự phổ biến của việc sở hữu xe gắn máy làm cho các hoạt động liên quan đến việc giao dịch, mua bán phương tiện này ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp đặc biệt là hiện nay việc mua bán xe gắn máy không thường được mua bán trực tiếp mà thường thông qua một “lối tắt” đó là “hợp đồng ủy quyền” với bản chất là một hợp đồng giả cách.

Việc ký kết các hợp đồng ủy quyền thay cho hợp đồng mua bán không chỉ phổ biến đối với các hộ kinh doanh mua bán xe máy cũ mà cả những người dân bình thường cũng thường giao kết hợp đồng ủy quyền thay vì hợp đồng mua bán xe máy một cách dứt điểm chỉ vì nghĩ rằng việc hợp đồng ủy quyền đơn giản, nhanh gọn lẹ và tiện lợi hơn, không mất nhiều thời gian công sức cho cả bên bán và bên mua nhưng họ lại không biết được những hiểm họa, những rủi ro pháp lý mà mình phải gánh chịu khi giao kết hợp đồng này.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:

“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”

Với quy định như trên thì việc ký hợp đồng ủy quyền thực chất chỉ là việc một cá nhân được đại điện theo ủy quyền và thực hiện các công việc như trong hợp đồng ủy quyền quy định. Nếu như vậy thì việc mua bán xe máy thông qua hợp đồng ủy quyền không hề đơn giản như các bên vẫn nghĩ mà nó còn kéo theo những rủi ro, những ràng buộc về trách nhiệm pháp lý cho cả bên bán và bên mua về sau như:

Chủ sở hữu phương tiện cũng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các hành vi mà người được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền nếu hành vi đó trái pháp luật, điển hình đối với việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015.

Đặc biệt nếu bên được ủy quyền không đủ điều kiện tham gia giao thông thì chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm hành chính về tội “giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện” điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

   “Giao xe hoặc để cho người không đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ Điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người Điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)”

Trong trường hợp người không đủ điều kiện như trên điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 thì chủ xe phải chịu trách nhiệm hình sự với những khung hình phạt khác nhau tùy thuộc vào thiệt hại mà người điều khiển phương tiện gây ra

Đối với bên được ủy quyền (người mua xe thông qua hợp đồng ủy quyền) cũng có thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro vì về mặt pháp lý tài sản (xe máy) vẫn thuộc về chủ sở hữu cũ.

  •  1498
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…