DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mua bán hàng hóa quốc tế 2014: những điểm cần lưu ý

>Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu 2014

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực kể từ 20/02/2014 và thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Theo đó, có những điểm mới đáng lưu ý như sau:

1/ Phạm vi điều chỉnh

Hiện hành, hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật chỉ thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 187 bổ sung thêm Chính phủ.

Bổ sung thêm cụm từ “các hoạt động” sau cụm “Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm” tại khoản 1 điều 1 để từ ngữ chính xác hơn.

2/ Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

Bổ sung thêm quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.”.

Đồng thời thêm cụm từ “quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác” vào giữa cụm “Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu” và “thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh” tại khoản 1 điều 3.

3/ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện thực hiện theo Danh mục quy định tại Phụ lục Nghị định 187 đồng thời thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục Nghị định 187 do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ các trường hợp sau:

- Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I  Nghị định 187;

- Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4/ Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng

Có một số điều chỉnh sau:

- Nhập khẩu ô tô: Thêm quy định “Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.”.

- Bổ sung thêm những quy định:

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.

+ Nhập khẩu máy bay không sử dụng trong hàng không dân dụng không có vũ trang, xe ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng; súng bắn sơn, đạn sơn và các mặt hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng.

+ Nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan: Đối với hàng hóa thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, Bộ quản lý chuyên ngành quyết định lượng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý.

+ Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này.

(Còn tiếp)

  •  5781
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…