DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Một vụ án lạ lùng!?

Chào cả nhà,

Trên báo vừa đăng về vụ án như nêu dưới đây:

 

11 phiên xử, không xong vụ trộm dê

Một vụ án không quá phức tạp nhưng qua tám năm, với 11 lần mở phiên xử mà tòa vẫn không thể xử được khiến số phận pháp lý của bị cáo cứ treo lơ lửng.

Ngày 13-8, TAND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) lại một lần nữa tuyên bố hoãn phiên tòa xử bị cáo Trần Thị Kim Nguyệt về tội trộm cắp tài sản vì lý do thiếu nhân chứng đồng thời các luật sư đề nghị hoãn. Theo đó, phiên tòa hôm qua có sự thay đổi một vị hội thẩm nhân dân nhưng các luật sư, bị cáo, bị hại chưa nhận được quyết định thay đổi này nên đề nghị hoãn xử.

Giao vật chứng cho đương sự là đúng?

Ngay trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, bị cáo Nguyệt đã đề nghị HĐXX phải thay đổi thư ký Văn Hồng Lễ vì chính ông này đã đưa tài liệu là vật chứng trong vụ án cho người bị hại Lê Thị Kim Y. Bị cáo Nguyệt nói việc ông Lễ đưa hồ sơ vụ án cho bà Y chứng tỏ hai người phải có mối quan hệ nào đó với nhau, do đó tòa nên thay đổi thư ký. Bị cáo Nguyệt nói thêm, quyền sử dụng đất trang trại nuôi dê thuộc về ai vẫn chưa được giải quyết nhưng thư ký lại đưa các tài liệu trong vụ án, trong đó có giấy đỏ để người bị hại đi hợp thức hóa, sang tên khiến cho bị cáo bị mất đất, vụ án bị mất chứng cứ.

Đồng tình với quan điểm của thân chủ, luật sư Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận) nói: “Chưa rõ động cơ, mục đích vì sao thư ký lại giao vật chứng cho người bị hại nhưng việc này có dấu hiệu cho thấy thư ký có thể không khách quan trong việc ghi biên bản phiên tòa. Do đó, yêu cầu xin thay đổi thư ký của bị cáo Nguyệt là chính đáng”.

 

Ngược lại, luật sư Lê Hồng Sơn (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại) đề nghị tòa không chấp nhận yêu cầu thay đổi này. Đại diện VKS cũng nói do vụ án kéo dài quá lâu, người bị hại có nhu cầu làm ăn nên làm đơn xin nhận lại các tài liệu, trong đó có giấy đỏ; việc giao tài liệu có sự chỉ đạo của thẩm phán (đã nghỉ hưu) nên phù hợp quy định pháp luật. Từ đó, đại diện VKS cho rằng không cần thay đổi thư ký phiên tòa.

Sót nhân chứng quan trọng?

Trong phần góp ý, luật sư Nguyễn Anh Dũng (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, bào chữa cho bị cáo) đã đề nghị tòa cần phải triệu tập bà Nguyễn Thị Lâm (người chủ đất đã bán đất cho bị cáo Nguyệt) tham gia phiên tòa với tư cách nhân chứng. Theo luật sư, bà Lâm chính là người đã ký giấy bán đất để sau đó bị cáo Nguyệt lập trang trại nuôi dê. “Hôm nay bà Lâm có dự phiên tòa nên HĐXX cần đưa bà Lâm vào tham gia để làm rõ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đàn dê” - luật sư Dũng nói.

Chủ tọa phiên tòa không đồng ý và cho rằng trong hồ sơ cũng như trong các giai đoạn điều tra, vai trò của bà Lâm không được thể hiện. “Hồ sơ chuyển sang tòa cũng không đề cập đến vai trò của bà Lâm trong vụ án, do vậy HĐXX không đồng ý với đề xuất của luật sư. Nếu trong quá trình xét xử, xét thấy có nội dung chưa rõ mà có liên quan đến vai trò của bà Lâm thì tòa sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung” - chủ tọa phân tích.

Cuối cùng, sau khi nghị án, HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa.

Trộm dê của mình?

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, theo hồ sơ, đêm 28-5-2005, bà Nguyệt thuê người đến chuồng dê của bà Y lùa trộm 52 con dê (giá trị gần 120 triệu đồng) lên xe ô tô chở đi. Sau đó, bà Nguyệt bị khởi tố.

Quá trình điều tra, bà Nguyệt không thừa nhận hành vi phạm tội. Bà lý giải năm 2004, bà mua miếng đất của bà Nguyễn Thị Lâm (người đứng tên trên giấy đỏ) làm trại nuôi dê rồi gầy dựng được đàn dê trên 50 con. Hai bên chỉ mua bán bằng giấy tay, bà Lâm giao giấy đỏ cho bà Nguyệt giữ, cả hai chưa làm thủ tục sang tên.

 

Năm 2005, bà đưa cha mẹ về sống chung. Do mâu thuẫn gia đình, cha mẹ bà làm giấy tay bán cho bà Y đàn dê và mảnh đất nói trên nhưng bà Nguyệt không hề hay biết. Lúc mâu thuẫn gia đình lên cao, bà Nguyệt đã chở đàn dê của mình đi để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra chứ không hề bắt trộm dê của ai…

Điều mấu chốt trong vụ này là nếu lời khai của bà Nguyệt là đúng thì rõ ràng bà không phạm tội. Ngược lại, nếu đàn dê đó của cha mẹ bà và việc cha mẹ bà bán dê cho bà Y là hợp pháp thì hành vi lùa dê của bà Nguyệt đã sai luật.

Thế nhưng đã hơn tám năm qua, cơ quan tố tụng đã không kết tội được bà Nguyệt nhưng cũng không minh oan cho bà khiến thân phận pháp lý của bà bị treo lơ lửng.

 

HỒNG TÚ

 

Đúng như nhận xét của Báo, điểm mấu chốt là xác định bà Nguyệt có phải người mua đất hay không và để xác định điều này thì phải hỏi chủ đất (bà Lâm) hoặc xác định tính đúng đắn của thỏa thuận giữa 2 bên (bao gồm cả giấy tay) và có thể những nhân chứng, chứng cứ khác nữa (nếu có). Tuy nhiên, 11 phiên tòa nghĩa là rất nhiều lần điều tra, ra cáo trạng, xét xử mà vẫn không giải quyết được nhưng không ai muốn/định làm khác đi. Kỳ lạ thật!

Trên cơ sở thông tin của Báo có thể hiểu sổ đỏ là do chủ đất đưa cho Bị cáo để làm thủ tục sang tên (cho Bị cáo) và được nộp cho tòa án, sau đó tòa án đưa cho Bị hại, vậy mà có người lại nói điều này là hợp lý. Không kỳ mới lạ!

  •  3776
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…