DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Một số lưu ý về "Tội phạm ma túy" bạn cần biết

Thứ nhất: CÁC LOẠI TỘI DANH
 

Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 đã có sự thay đổi rất lớn về việc xây dựng quy định về xác định tội danh đối với các Tội phạm về ma túy. 

Nếu như tại BLHS 1999 thì chỉ quy định một tội danh chung là Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS 1999) thì tại BLHS 2015 đã tách thành các tội phạm riêng biệt:

 + Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy);

 + Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy);

 + Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy);

 + Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy).

BLHS 2015 đã bỏ Tội sử dụng trái phép chất ma túy -> Theo pháp luật hiện hành thì việc sử dụng ma túy chỉ bị xử lý trách nhiệm hành chính mà không còn chịu trách nhiệm hình sự như theo quy định tại Điều 197 BLHS 1999 nữa.

Cụ thể các bạn có thể tham khảo mức xử phạt tại Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội

 

Thứ hai: XÁC ĐỊNH TỘI DANH

Khi xác định tội danh về ma túy thì không phải người phạm tội có hành vi nào chúng ta sẽ xử tội danh tương ứng với hành vi đó mà có một số lưu ý:

+ Thứ nhất: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249): có hành vi tàng trữ ma túy nhưng phải không là nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.

+ Thứ hai: Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250): có hành vi vận chuyển trái phép ma túy nhưng phải không là nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó -> bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)  với vai trò đồng phạm giúp sức.

+ Thứ ba: Hành vi bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác -> Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251).

+ Thứ tư: Đối với các hành vi nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn như: pha chế thuốc phiện thành dung dịch để tiêm chích, nghiền hêrôin từ bánh thành bột để hít… -> không coi là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy -> Không xử Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248).

+ Thứ năm: Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng thì người nhờ mua hộ phải chịu trách nhiệm hình sự về số lượng chất ma túy đã nhờ mua hộ. Người đi mua phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy đã mua cho bản thân và mua hộ.

+ Thứ sáu: Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy -> người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy.

Cơ sở pháp lý:  Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

  •  3854
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…