DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Một số điểm thay đổi đáng chú ý của dự Luật sửa đổi Luật lý lịch tư pháp 2009

Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp 2009 và đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện Luật.

Nhằm mục đích thể chế hóa các quy định tại Hiến pháp 2013, đồng bộ hóa các quy định mới tại Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015… và các văn bản liên quan khác.

Theo đó, tại dự thảo luật lần này, có nhiều quy định mới đáng lưu ý như sau:

- Từ trước đến nay, theo quy định thì cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải nộp lệ phí, dự thảo luật lần này xây dựng việc nộp lệ phí theo hướng là “lệ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp”. Bởi theo quy định của Luật Phí và Lệ phí thì việc yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp không nằm trong danh mụch phí, lệ phí.

- Thông tin lý lịch tư pháp bổ sung thêm một số nguồn như sau:

+ Quyết định tổng hợp hình phạt;

+ Quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù;

+ Quyết định đình chỉ thi hành án;

+ Quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo;

+ Quyết định thi hành bản án,

+ Quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng, không cấp cho cá nhân.

- Viện kiểm sát phải cung cấp quyết định phê chuẩn khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can cho Sở Tư pháp nơi VKS đặt trụ sở, để Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan khác để cập nhật những trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự.

- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích và thông tin về việc xóa án tích tạm thời chưa cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

- Sẽ tiến hành cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua bưu điện, online.

- Việc nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ nộp qua nhiều hình thức (trực tiếp, thông qua bưu điện, nộp online)

- Mở rộng quyền lựa chọn cơ quan giải quyết việc cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở nhiều nơi, đang cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú hoặc Cơ quan quản lý Lý lịch tư pháp.

- Rút ngắn thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp:

+ Từ 10 – 15 ngày làm việc rút ngắn xuống còn 7 ngày làm việc

+ Đối với người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là người bị kết án bởi nhiều bản án thì thời hạn tối đa là không quá 20 ngày làm việc.

- Đề xuất thay đổi tên gọi của “Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia” thành “Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp”

Để xem chi tiết nội dung dự thảo, các bạn xem ở file đính kèm.

 

 

  •  5306
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…