DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

mong các bạn giúp đỡ

 

 

Tình huống 1:

Nguyễn Văn Đông, 20 tuổi, bị tâm thần từ nhỏ. Ngày 20 tháng 3 năm 2004, trong khi phát bệnh, Đông đã lấy chiếc xe đạp của một em học sinh, sau đó cho một thanh niên mà Đông gặp trên đường đi. Sau khi trở về nhà, Đông đã gặp em Hải ở cùng thôn và Đông đã đánh em Hải gãy một chân.

Anh (chị) hãy cho biết với những hành vi trên, Đông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?

Tình huống 2:

          Nguyễn Đức Ngọ, sinh năm 1979, là một thanh niên thuộc xã K Trong một lần uống rượu say không điều khiển được hành vi của mình, Ngọ đã đánh trọng thương, tỷ lệ thương tật 50% sức khoẻ của anh Trọng - một thanh niên ở xã bên.

          Anh (chị) hãy cho biết, trong trường hợp trên, anh Ngọ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Tại sao?

Tình huống 3:

          Ngày 14 tháng 11 năm 2003, trên đường đi làm về, anh Nguyễn Viết Chung đã bị một thanh niên cầm dao khống chế, đồng thời yêu cầu anh Chung đưa tiền và điện thoại di động.

          Anh Chung đã chống cự và chạy vào một ngõ hẻm. Rất không may đay lại là ngõ cụt, do vậy khi tên cướp vẫn tiếp tục đuổi theo trong tay vẫn cầm dao, anh Chung đã dùng gạch ném về phía tên cướp. Hậu quả, tên cướp đã bị mù một mắt, tỷ lệ thương tật khoảng 30% sức khoẻ.

          Anh (chị) hãy cho biết, trong trường hợp trên, hành vi gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác của anh Chung có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

Tình huống 4:

          Gia đình anh Chu Văn Hiện và gia đình anh Nguyễn Xuân Phương là hai hộ thuộc xóm C. Do có những hiềm khích từ lâu với gia đình anh Hiện, nên anh Phương đã dự định sẽ trả thù vào một dịp nào đó. Gia đình anh Phương có nuôi một ao cá ở gần nhà anh Hiện, cũng vì lý do này mà giữa hai gia đình ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn.

          Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2005, khi anh Phương ra thăm ao cá thì phát hiện thấy cá chết hàng loạt, kiểm tra kỹ, anh Phương phát hiện có 3 vỏ chai thuốc trừ sâu nổi dưới ao. Cho rằng anh Hiện đã thù gia đình mình nên cố tình bỏ thuốc sâu cho cá chết, vì vậy, ngay sau đó anh Hiện đã chuẩn bị 1kg thuốc nổ mà mình đã tích trữ được, dự định đợi đến buổi trưa, khi gia đình anh Phương có mặt đầy đủ sẽ đặt kíp để giết chết cả nhà anh Hiện.

          Vụ việc trên bị phát hiện khi anh Hiện đang ròng dây dẫn đến khối thuốc nổ đặt sau nhà anh Phương.

          Anh (chị) hãy cho biết, trong trường hợp trên, anh Hiện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người mà mình định thực hiện không?

Tình huống 5:

          Nguyễn Văn Kì là một thợ xây mới học nghề, hiện đang làm trong đội thợ xây do anh Bùi Văn Quý là người cùng thôn.

          Vốn có những mâu thuẫn với anh Quý, do hay bị anh Quý nhắc nhở vì làm việc không nghiêm túc, sai kỹ thuật nên Kì luôn có biểu hiện chống đối.

          Ngày 05 tháng 10 năm 2005, sau khi bị anh Quý tuyên bố sẽ trừ lương do Kì trộn sai tỷ lệ dẫn đến làm giảm chất lượng của lô bê tông đúc sẵn, Kì đã bỏ về nhà chuẩn bị một con dao dài 40 cm, một sợi dây thừng dài 5 m để phục vụ cho kế hoạch giết anh Quý.

          Tối ngày 05 tháng 10 năm 2005, Kì đã ăn cơm sớm hơn thường lệ và đợi khi trời tối, bí mật căng dây ở một đoạn đường vắng trong công trường, trên tuyến đường mà anh Quý đi về nhà. Theo kế hoạch, khi anh Quý bị vấp dây ngã thì Kì sẽ lao ra đâm anh Quý cho đến chết.

          Tuy nhiên, khi anh Quý bị ngã xe do vấp vào dây chăng ngang đường và gãy một chân thì Kì đã không thực hiện ý định giết anh Quý, do vào thời điểm đó Kì nhận ra sai lầm của mình và thay đổi ý định.

          Anh (chị) hãy cho biết, trong trường hợp trên, Kì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có, thì Kì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

 

Tình huống luật sự:

Tình huống 12:

          Đinh Văn Tú, nhân viên lái xe tải của công ty Cổ phần A&B, chuyên sản xuất bánh kẹo. Ngày 20/4/2005, Tú được giao nhiệm vụ lái xe chở 4 tấn hàng của công ty giao cho các đại lý theo hợp đồng đặt hàng đã ký trước đó.

          Trên đường đi từ xưởng sản xuất của Công ty đến thị xã Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, do xe bị nổ lốp trước nên Tú đã không kiểm soát được tốc độ và để xe đâm vào một cửa hàng điện máy. Kết quả thiệt hại về tài sản cho cửa hàng lên đến 500 triệu đồng và làm bị thương nhân viên bán hàng với tỷ lệ thương tật là 40% sức khoẻ.

          Anh (chị) hãy cho biết trong trường hợp này, căn cứ các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, ai sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nêu trên.

Tình huống 13:

          Nguyễn Thanh Tùng, là nhân viên giao nhận hàng hoá của Công ty Vận tải hàng hoá DIVU, trụ sở đặt tại Hà Nội. Được Công ty giao nhiệm vụ vận chuyển lô hàng mang mã số 247 – DV giao tại cảng Hải Phòng cho công ty TNHH Lâm Trúc. Do các điều kiện khách quan thuận lợi nên Tùng đã hoàn thành kế hoạch giao hàng trước thời hạn. Sau khi giao hàng, Tùng đã dùng xe của Công ty để đi Đồ Sơn giải quyết công việc cá nhân. Trên tuyến đường từ cảng Hải Phòng đến Đồ Sơn, Tùng đã gây tai nạn làm anh Nguyễn Văn Huy bị thương với tỷ lệ thương tật là 60% sức khoẻ và hỏng hoàn toàn chiếc xe máy Future của anh Huy. Kết quả giám định cho thấy, nguyên nhân của vụ tai nạn là do Tùng đi sai phần đường và vượt quá tốc độ cho phép.

          Anh (chị) hãy xác định, trong trường hợp trên, theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với anh Huy.

Tình huống 14:

          Ông Nguyễn Văn Hà và bà Trần Thị Lan kết hôn và sinh được hai người con là Hào và Hiển. Sau khi ông bà qua đời để lại di chúc, trong đó anh Hào được hưởng di sản gồm: một căn nhà trị giá 1,5 tỷ đồng; anh Hiển được hưởng di sản gồm: một căn nhà trị giá 2 tỷ đồng. Năm 1990, anh Hào kết hôn với chị Ngân và sinh được hai cháu là Hải và Linh.

          Tháng 5 năm 2005, Hào và Hiển cùng đi đám cưới, trên đường về họ đã gặp tai nạn và cả hai cùng qua đời. Trước khi chết, không để lại di chúc.

Anh (chị) hãy chia di sản thừa kế của anh Hào và anh Hiển trong tình huống trên dựa vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Tình huống 15:

          Ông Thành kết hôn với bà Hương và có 3 người con: Dũng, Hiệp và Nghĩa. Anh Dũng kết hôn với chị Hà và sinh được hai cháu Lâm và Mai. Anh Hiệp kết hôn với chị Liên sinh được cháu Hùng, anh Nghĩa chưa có gia đình. Tháng 9 năm 1998, anh Dũng bị tai nạn lao động và qua đời. Năm 2006, ông Thành qua đời và để lại di sản trị giá 4.4 tỷ đồng và không có di chúc.

          Anh (chị) hãy chia di sản thừa kế của ông Thành theo các quy định của pháp luật về thừa kế.

Tình huống 16

          Bà Yến và ông Thanh kết hôn sinh được ba người con là chị Giang, anh Phúc, chị Hạnh. Anh Phúc lấy vợ và sinh được hai con là Hùng và Huy. Tháng 9 năm 2006, ông Thanh và anh Phúc bị tai nạn và cả hai đều qua đời cùng một lúc. Ông Thanh để lại di sản thuộc sở hữu cá nhân là khoản tiền 600 triệu gửi ngân hàng. Trước đó, ông Thanh có viết di chúc xác định chia cho chị Giang 150 triệu, Chị Hạnh 150 triệu, anh Phúc 300 triệu còn bà Yến không được hưởng di sản.

          Anh (chị) hãy chia khối di sản thừa kế của ông Thanh theo các quy định của pháp luật về thừa kế.

Tình huống 17

Năm 1972, Ông A kết hôn với bà B, sinh được các con là D, E, G. Năm 1995, anh D kết hôn với chị X sinh được hai cháu Q và T; chị E lấy chồng sinh được con là H và N; anh G lấy vợ sinh được cháu L.

Tháng 6 năm 1996, ông A qua đời và để lại di chúc cho D và X thừa hưởng toàn bộ số tài sản của mình. Chị E và G đã làm đơn yêu cầu toà án chia lại khối di tài sản ông A để lại.

Qua điều tra, tòa án xác định: di chúc mà ông A để lại là không hợp pháp. Do vậy, khối di sản của ông A để lại được chia theo pháp luật.

Dựa vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, anh (chị) hãy xác định hàng thừa kế trong mối quan hệ trên?

Tình huống 18:

Năm 1950, ông A và bà B kết hôn. Ông bà sinh đư­ợc hai ng­ười con gái là chị X (1952) và chị Y (1954). Năm 1959, ông A chung sống nh­ư vợ chồng với bà C (tại nhà bà C). Ông A và bà C đã sinh đ­ược anh T (1960) và chị Q (1963).

Tháng 8 năm 1978, chị X lấy anh K. Anh chị sinh đ­ược hai cháu là M và N năm 1979.

 Năm 1990, trên đ­ường về quê, chị X bị tai nạn chết. Năm 1993 ông A mắc bệnh hiểm nghèo và đã qua đời. Trước khi chết, ông A có để lại di chúc với nội dung cho anh T h­ưởng toàn bộ số tài sản do ông để lại.

Không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu toà án chia lại di sản thừa kế của bố mình. Qua điều tra, toà án xác định khối tài sản của ông A và bà B là 100 triệu đồng.

Dựa vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, anh (chị) hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế của chị X và ông A.

Tình huống 19:

Đầu năm 1950, Ông A kết hôn với bà B. Sau hai năm chung sống, ông bà sinh đ­ược chị M và đến năm 1954 sinh thêm anh N.

Năm 1978, chị M lấy chồng sinh đ­ược hai con là T và Q. Đến năm 1980,  anh N lấy vợ và cũng sinh đ­ược hai người con là K và H. Năm 1990, do bị tai nạn xe máy, ông A và anh N chết cùng một thời điểm. Sau khi chôn cất ông A và anh N, những ng­ười còn sống trong gia đình chia di sản thừa kế, như­ng họ không thống nhất được với nhau.

Anh (chị) hãy xác định hàng thừa kế trong tình huống trên trên?

 

  •  4827
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…