DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mọi thỏa thuận trong hợp đồng có được áp dụng tuyệt đối không?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm phát sinh những quyền và lợi ích liên quan. Theo đó mà điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng được xem xét một cách cẩn trọng, bởi lẽ nó có giá trị pháp lý cao nhất vì thể hiện ý chí của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế việc thỏa thuận trong hợp đồng không hoàn toàn được áp dụng tuyệt đối.

Điều này có thể được dẫn chứng cụ thể trong trường hợp khi các bên trong hợp đồng thuộc các quốc gia khác nhau và đối tượng của hợp đồng lại là bất động sản nằm trên quốc gia khác. Theo kiểu hệ thuộc luật nơi có tài sản, ta thấy là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dựa vào dấu hiệu nơi có tài sản. Mặc dù với thỏa thuận của các bên có chọn pháp luật của một nước cố định thì việc bất động sản nằm ở một quốc gia riêng biệt thì những vấn đề pháp lý có liên quan đến nó đều phải sử dụng pháp luật nơi bất động sản tồn tại.

Theo pháp luật Việt Nam tại Khoản 4 Điều 683 Bộ Luật Dân sự 2015 chỉ ra rằng pháp luật Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ tranh chấp ngay cả khi trong hợp đồng đã có thỏa thuận về việc sử dụng một cơ quan thẩm quyền khác. Tuy nhiên nếu vụ tranh chấp tài sản là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam, tòa án Việt Nam là cơ quan tài phán có thẩm quyền riêng biệt trong vụ tranh chấp này. Chính vì lẽ đó mà những nội dung thỏa thuận trước đó đều không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên tòa án nước khác vẫn có thể thụ lý nếu tư pháp quốc tế của nước họ có quy định và cho phép, nhưng quyết định đó sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định về thẩm quyền riêng biệt trong pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.

Có thể thấy rằng những thỏa thuận trong hợp đồng có gía trị pháp lý cao nhất khi nó không thuộc những trường hợp bị cấm, trái quy định pháp luật.

  •  1376
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…