DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

[MỚI] Đã có Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn BLDS 2015 về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Nghị định Hướng dẫn BLDS 2015 về Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

Nghị định Hướng dẫn BLDS 2015 về Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

Ngày 19/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Nghị định này thay thế cho Nghị định 163/2006/NĐ-CPNghị định 11/2012/NĐ-CP.

Nổi bật tại Nghị định này là hướng dẫn về Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm đối với người thứ ba.

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định này:

(1) Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

(2) Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

(3) Trường hợp không thuộc mục (2) thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, kỷ cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.

Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phổi được tài sản này.

(4) Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại mục (2) được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:

- Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;

- Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bến cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;

- Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.

(5) Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

Xem toàn văn Nghị định 21 TẠI ĐÂY.

 

  •  3947
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…