DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mình có một số câu nhận định bài tập, mời các bạn góp ý

1.                  Phương pháp phối hợp - chế ước chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

-          Nhận định: sai

-          Phương pháp phối hợp chế ước không chỉ được thể hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau mà còn thể hiện điều chỉnh ngay trong một hệ thống cơ quan, giữa các cấp tố tụng ( giữa cấp phúc thểm và sơ thẩm ), giữa các bộ phận, giữa các chức danh ngay trong bộ phận một cơ quan.

2.                  Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, người tạm giữ là nguyên tắc đặc thù của Luật tố tụng hình sự.

-          Nhận định: đúng

-          Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ là nguyên tắc đặc thù của Luật TTHS. Nguyên tắc này còn là moat nguyên tắc Hiến định. Điều 132 HP 1992 của nước CHXHCNVN quy định. Điều 11 BLTTHS đã ghi nhận nguyên tắc này với nội dung như sau: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

3.                  Cơ quan có quyền giải quyết vụ án hình sự là cơ quan tiến hành tố tụng.

-          Nhận định: đúng

-          Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhà nước tổ chức một số cơ quan và giao cho họ trách nhiệm giải quyết vụ án hình sự. Những cơ quan đó được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 1 điều 33 BLTTHS bao gồm Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát – Tòa án. Các cơ quan này tùy thuộc chức năng tố tụng mà tham gia vào các giai đoạn khác nhau để thực hiện những hoạt động tố tụng nhằm giải quyết vụ án hình sự.

4.                  Chức danh điều tra viên không có trong ngành kiểm sát.

-          Nhận định: sai

-          Chức danh điều tra viên có trong ngành kiểm sát. Điều 42, 43, 44 Luật Tổ chức VKSND số 34/2002/QH10 quy định:

+ Điều tra viên của VKSNDTC được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm.

+ Quy định tư cách của điều tra viên

+ Quy định nhiệm kỳ là 5 năm.

5.                  Người bị hại, bị can, bị cáo đều có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi.

-          Nhận định: sai

-          Cần phải phân biệt rõ giữa người bị hại với bị can, bị cáo.

+ Người bị hại: có quyền nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được quy định trong điều 59 BLTTHS

+ Bị can, bị cáo: có quyền nhờ Luật sư bào chữa cho mình được quy định trong điều 11 BLTTHS

-          Giữa 2 thuật ngữ: “ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” với “ bào chữa” tuy có ý nghĩa là bảo vệ quyền lợi cho mình nhưng chủ thể sử dụng của 2 thuật ngữ trên là khác nhau.

6.                  Người thân thích của bị can, bị cáo không được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.

-          Nhận định: sai

-          Khoản 2 điều 55 Bộ luật TTHS quy định những người sau nay không được làm chứng:

+ Người bào chữa của bị can, bị cáo

+ Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

- Như vậy người thân thích của bị can, bị cáo vẫn được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.

7.                  Người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ.

-          Nhận định: đúng

-          Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa được quy định tại điểm d khoản 2 điều 58 BLTTHS như sau ”: Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác”.

8.                  Cơ quan có quyền điều tra vụ án hình sự là cơ quan có quyền khởi tố bị can.

-          Nhận định: đúng

-          Dựa vào khoản 5 điều 126

9.                  Toà án cấp sơ thẩm không được quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác với tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.

-          Nhận định: sai

-          Tại mục 2 phần II Nghị Quyết số 04/2004/NQ_HĐTP hướng dẫn giới hạn của việc xét xử quy định tại điều 196 BLTTHS như sau:

+ 2.1: Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng moat điều luật, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã tury tố trong cùng moat điều luật.

+ 2.2: Tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

            - Như vậy, Tòa án sơ thẩm vẫn có quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác với tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, nhưng không được nặng hơn.

10.              Toà án cấp phúc thẩm có thể xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà toà sơ thẩm đã áp dụng.

-          Nhận định: đúng

Tòa án cấp phúc thẩm hoàn toàn có quyền xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn mà tòa sơ thẩm đã áp dụng được quy định tại khoản 3 điều 249 BLTTHS. ( Nhưng cũng nên suy nghĩ thật kỹ nếu áp dụng. Vì lập luận rằng: tòa phúc thẩm không được chuyển bị cáo từ tội A sang tội B, bởi vì trước đây tòa sơ thẩm không xử bị cáo theo tội B. Trường hợp này nếu tòa phúc thẩm xét thấy bị cáo đúng có tội B thì y án và nên trình cấp giám đốc thẩm xem xét để giải quyết).

 

 

  •  18543
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…