DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mẹ kế - con chồng, Cha dượng - con vợ _ mối quan hệ chưa có hồi kết

Trưa oi bức, chẳng suy nghĩ được gì nên mình lên mạng đọc báo giải khuây; tình cờ xem được tin "cha ruột, mẹ kế đánh con chồng"

https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/canh-sat-dieu-tra-nhieu-vet-bong-tren-nguoi-be-gai-7-tuoi-3675601.html

      Thật ra, trong xã hội hiện tại cũng đã xảy ra nhiều trường hợp tương tự, nhưng dường như chỉ bị lên án rồi cho qua hoặc có chăng là được sự can thiệp của pháp luật mà vẫn chưa có biện pháp thiết thực nào để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trên.

Điều 69. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về "nghĩa vụ và quyền của cha mẹ" là:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

        Như vậy, theo Khoản 4 Điều 69 Luật HN & GĐ 2014 dù là con riêng hay con chung thì cha, mẹ đều có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương, lo lắng và giúp con phát triển lành mạnh về trí tuệ và đạo đức... Tuy nhiên, một bộ phận vẫn chưa có cái nhìn khách quan về mối quan hệ này; có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng mẹ kế đánh con chồng, cha kế hành hạ con vợ... :

      Trước tiên là, tác động từ xã hội, chuẩn mực đạo đức đang bị thể hóa theo sự phát triển của xã hội; một bộ phận người ít học, chỉ nghĩ không phải ruột thịt gì nên không thương tiếc mà đánh đập hành hạ; cũng có một bộ phận người dù có học có đủ trình độ, đủ suy nghĩ nhưng vẫn thực hiện nó, đơn cử trường hợp gần đây nhất là vụ việc cô giáo mầm non ở Hà Nội đánh đập con riêng của chồng;

       Thứ hai là, sự nhu nhược, thiếu quan tâm của những người ruột thịt (cha ruột, mẹ ruột);

      Thứ ba là, sự thờ ơ của xóm giềng, chính quyền địa phương; chỉ khi nào sự việc được tố giác hoặc đưa lên mạng xã hội thì mới vỡ lẽ;

       Thứ tư là, mặc dù pháp luật đã quy định nhưng chưa đủ mạnh, chưa đi sâu vào ý thức của người dân:

       Khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Theo khoản 1 Điều 50 của Nghị định này hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Ngoài ra, người thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên còn bị buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Trường hợp, hành vi đánh đập đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHS như: "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác" quy định tại Điều 134  BLHS 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) hay "Tội hành hạ người khácĐiều 140 hoặc "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mìnhĐiều 185 BLHS 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) và tình tiết xâm hại đối với trẻ em được xem là tình tiết tăng nặng TNHS của người phạm tội.

các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

 

  •  5144
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…