DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mẹ có được thừa kế tinh trùng của con hay không?

Một câu chuyện diễn ra có thật tại Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM về việc “tranh chấp” thừa kế liên quan đến tinh trùng của người đã chết. Cụ thể sự việc là A một bệnh nhận ung thư trước khi bước vào điều trị, các bác sỹ khuyên A nên đến Từ Dũ để gửi tinh trùng, A nghe lời khuyên và đến BV để gửi 03 mẫu tinh trùng ở đây.

Sau khi bệnh ung thư được điều trị ổn thỏa, A về kết hôn (chỉ làm đám cưới và về sống chung, chưa đăng ký kết hôn) với bạn gái của mình, tuy nhiên không lâu sau bệnh của A tái phát qua đời. Những rắc rối mới phát sinh từ đây. Mẹ và vợ của A muốn đến bệnh viện để nhận mẫu tinh trùng của A về để thụ thai để vợ A có thể sinh con cho gia đình.

Vợ A và mẹ A đã liên hệ bệnh viện để yêu cầu lấy mẫu tinh trùng của A, nhưng bệnh viện không đồng ý bởi bệnh viện phải yêu cầu chứng minh quan hệ giữa vợ - chồng giữa A và vợ thì mới được chấp thuận. Và theo lời giải thích của bệnh viện thì cả mẹ và vợ A đều không có quyền sử dụng tinh trùng của A theo quy định pháp luật hiện nay.

Mẹ A sau đó mới gửi yêu cầu đến bệnh viện theo khía cạnh khác của pháp luật, đó là thừa kế. Theo đó, theo lời của mẹ A, bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật, chính vì vậy bà được hưởng quyền thừa kế là sử dụng tinh trùng của A, vì theo bà tinh trùng là di sản do A (con bà) để lại.

Tuy nhiên, một lần nữa BV có công văn trả lời, việc xác định tinh trùng có phải là tài sản thừa kế hay không không thuộc thẩm quyền của bệnh viện, đề nghị bà liên hệ tới Tổ chức hành nghề Công chứng để thực hiện theo quy định của pháp luật. Mẹ của A sau đó có liên hệ đến Phòng công chứng số 1, lãnh đạo Phòng công chứng cũng đề nghị bà chờ vì đây là vấn đề hoàn toàn mới, cần có chỉ đạo của các cơ quan mới đưa ra cach giải quyết cuối cùng.

Vướng mắc lớn nhất ở đây chính là tinh trùng có được xem là di sản thừa kế hay không?

Theo quan điểm cá nhân của mình thì tinh trùng/tinh dịch hoàn toàn có thể xem là tài sản. Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bộ luật dân sự không giải thích khái niệm thế nào là “vật”, tuy nhiên khái niệm vật có thể được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất, bao gồm động vật, thực vật và tồn tại ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Vật tồn tại một cách khách quan mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan của mình. Nói dễ hiểu, vật là thứ mà con người có thể nhìn thấy được, nếm ngửi được, cầm nắm được, sờ mó được... Nếu xét theo cách giải thích này thì tinh dịch hoàn toàn có thể được xem là “vật” theo luật. Và đã là vật thì sau khi A chết tinh dịch của A sẽ trở thành di sản và mẹ A có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

 

  •  6205
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…