DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mạo danh nghệ sĩ để bán hàng bị xử lý như thế nào?

>>> Theo luật mới, quyền về hình ảnh của cá nhân đến đâu?

>>> Xử lý hành vi công khai thông tin cá nhân của người nổi tiếng

Gần đây, chuyện diễn viên hài nổi tiếng Hoài Linh bị người khác mạo danh để quảng cáo cho sản phẩm, thông qua việc sử dụng hình ảnh của nghệ sĩ làm ảnh đại diện cho một tài khoản. Sau đó, bịa đặt tin nhắn để trò chuyện cùng một MC về chuyện tác dụng của chiếc nhẫn phong thủy.

Đây không phải là lần đầu tiên diễn ra việc có người mạo danh nghệ sĩ nổi tiếng, vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này và nó có thể bị xử lý ra sao?

Dưới đây là sự tìm hiểu của mình về vấn đề này:

Thứ nhất, về hành vi sử dụng hình ảnh và tên của nghệ sĩ tạo tài khoản, bịa đặt lời nói dưới danh nghĩa của nghệ sĩ:

Khoản 1, 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình như sau:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”

Khoản 1, 3 Điều 21 Luật Công nghệ thông tin 2006 về thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng:

“1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:

a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh, thông tin cá nhân của mình, khi ai đó muốn sử dụng phải được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp không cần có sự đồng ý đã nhắc đến trong các quy định trên.

Trong tình huống này, người thực hiện mạo danh đã sử dụng hình ảnh, tên của nghệ sĩ, bịa đặt những lời nói về tác dụng của chiếc nhẫn phong thủy với mục đích mạo danh, lợi dụng danh tiếng, uy tín của nghệ sĩ để quảng cáo, tăng mức độ tin cậy cho sản phẩm mà họ bán, điều này có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của nghệ sĩ.

Do đó, theo quy định trên là bắt buộc phải có sự đồng ý của người có hình ảnh, thông tin được sử dụng mà trên thực tế là người này đã tự ý sử dụng, không được sự đồng ý của nghệ sĩ.

Thứ hai, về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi:

Trách nhiệm dân sự:

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

"3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, khi người bị xâm phạm đến quyền hình ảnh thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, đồng thời có thể yêu cầu người này bồi thường thiệt hại.

+ Trách nhiệm hành chính: Người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với việc cung cấp thông tin sai sự thật xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP như sau:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

 …”

+ Trách nhiệm hình sự:

Người thực hiện hành vi này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vu khống được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 nếu chứng minh được hành vi mạo danh, bịa đặt lời nói này đã xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của nghệ sĩ.

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

…”

Qua đây, mình thấy các cá nhân với hành vi như thế này cần bị truy cứu trách nhiệm đến cùng để hạn chế những tình huống như thế này.

  •  1023
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…