DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mách nhỏ các mẹo nhận dạng sự giả tạo trên giấy tờ, tài liệu

>>> Giải pháp phòng ngừa "Bút ma thuật" trong giao dịch dân sự

Trong lĩnh vực pháp luật, tài liệu, giấy tờ là những vật chứa đựng căn cứ pháp lý để chứng nhận các giao dịch được quy định trong Bộ luật dân sự cũng như các pháp luật liên quan khác. Vì vậy, một khi chúng bị làm giả thì hậu quả khó mà xác định được. Bài viết ngắn dưới đây sẽ mách nhỏ một số mẹo nhận dạng sự giả tạo trên giấy tờ, tài liệu:

Đối với thủ đoạn cắt dán:

- Những vết hoen ố, ẩm ướt, nổi cộm của hồ dán và giấy dán. Phía sau tài liệu chỗ bị dán có màu sắc hoặc bị nhăn hoặc bị co ngót khác thường.

- Đường chân chữ và số không thẳng, trục chữ và số không thống nhất, khoảng cách không đều và có sự sai lệch.

                             

Đối với thủ đoạn tẩy xóa:

Tẩy xóa bằng cơ học: Làm mất nội dung cần tẩy xóa bằng dụng cụ như: tẩy cao su, mũi dao hoặc vật nhọn khác.

+ Đặc điểm nhận dạng: Mặt tài liệu bị mất độ bóng do có nhiều vết trầy xước. Giấy ở chỗ bị tẩy xóa sẽ mỏng đi. Các dòng kẻ, hoa văn trang trí bị phá hủy. Chữ mới viết lên chỗ tẩy xóa bị nhòe, độ đậm khác thường. Có thể còn sót lại những nét chữ cũ chưa tẩy hết.

+ Cách nhận dạng: trước hết dùng mắt thường, dùng ánh sáng chiếu xiên, chiếu ngược, chiếu xuyên, kính lúp, kính hiển vi hoặc dùng bột màu nhỏ mịn láng nhẹ lên chỗ nghị bị tẩy xóa. Ngoài ra người ta còn dùng đèn cực tím để soi, chỗ bị tẩy sẽ phát quang.

Tẩy xóa bằng hóa chất: Làm mất nội dung tài liệu bằng tác động hóa học của một số hóa chất như: thuốc tím, clo, một số axit loãng, rượu, cồn…

Hình thức tẩy:

+Tẩy từng phần: Tẩy từng phần sẽ để lại vết loang và màu sắc giấy ở chỗ bị tẩy bị thay đổi, nét chữ cũ bị phai nhạt, chữ viết vào chỗ tẩy sẽ bị nhòe, độ đậm khác thường, chỗ bị tẩy sẽ phát quang dưới ánh đèn cực tím.

+Tẩy toàn bộ: Nhúng toàn bộ tài liệu (trừ phần con dấu và chữ ký nếu có) vào dung dịch chất tẩy, sau đó làm khô.

+ Đặc điểm nhận dạng: Giấy có thể bị co lại, mặt giấy có nhiều nếp nhăn, độ bóng tự nhiên bị giảm, độ thẩm thấu mực viết, in cao hơn. Giấy có thể bị bở hơn do bị tác động của hóa chất, màu sắc giấy nhợt nhạt, không tự nhiên.

+Cách nhận dạng: Trước hết dùng mắt thường, dùng ánh sáng chiếu xiên, chiếu ngược, chiếu xuyên. Ngoài ra người ta còn dùng đèn cực tím để soi.

  •  6276
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…