DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ly thân bao lâu thì được tòa án cho phép ly hôn ?

Câu hỏi:

Chào VP luật, Tôi và  chồng tôi đang thời gian ly thân giờ tôi muốn viết đơn ly hôn có được không? về tài sản tôi mới xây xong cái nhà và mua được chiếc xe máy đứng tên chồng tôi và sinh được 2 cháu đứa lớn 4 tuổi và đứa bé 3 tuổi.

Do điều kiện mới xây nhà xong gặp khó khăn tôi phải đi làm ăn kinh tế khi để trả nợ, tôi đi và khi tôi về chồng tôi và gia đình chồng cứ nói tôi thế này thế nọ. tôi phải về nhà bố mẹ tôi ở và gia đình chồng tôi muốn ly hôn tôi.Khi tôi về tôi và mẹ tôi xuống thăm 2 cháu những chồng tôi và gia đình chồng ko cho gặp,rồi đuổi tôi ra khỏi nhà. Nay tôi muốn VP Luật Newvision Law tư vấn nếu tôi viết đơn thì sẽ viết như thế nào ? Khi ra tòa tôi đc quyền nuôi con không ? và tài sản 2 vợ chồng sẽ được chia như thế nào ?

Trả lời:

1. Dựa Trên Cơ sở pháp lý :

Luật hôn nhân và gia đình 2014

2.Phần Luật sư tư vấn:

Về quyền viết đơn xin ly hôn

Bạn hoàn toàn có quyền đơn phương viết đơn xin ly hôn theo hình thức ly hôn đơn phương căn cứ theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn :

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Về tài sản sau khi ly hôn:

Căn nhà mới xây dựng xong cùng chiếc xe máy được coi là tài sản chung của 2 vợ chồng nên theo quy định tại điều 59 khoản 2 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khối tài sản này sẽ được chia làm đôi tuy nhiên có tính đến 4 yếu tố sau đây:

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

 Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

 Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Về việc chia con chung sau khi ly hôn:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định trên thì việc phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn đối với cả 2 con của bạn (vì cả 2 cháu hiện vẫn chưa đủ 7 tuổi) sẽ căn cứ vào các điều kiện sau đây:

+ Điều kiện về thu nhập, kinh tế của mỗi bên vợ- chồng

+Điều kiện về môi trường sống của mỗi bên vợ- chồng 

Nếu 1 trong 2 bên vợ-chồng ai có điều kiện tốt hơn thì người đó sẽ có quyền lợi cao hơn trong việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Trân trọng!

  •  18573
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…